Cách sơ cứu đúng khi bị bỏng là gì bạn đã biết chưa?

Bỏng là hiện tượng cơ thể bị tổn thương cấp tính do tác động từ nhiều yếu tố có thể là: Hóa chất, nhiệt, bức xạ, ma sát, dòng điện… Nếu chúng ta không biết cách sơ cứu hậu quả để lại vô cùng nặng nề. Bài viết này phần nào sẽ giúp các bạn làm được điều đó. 

Bị bỏng do những nguyên nhân nào?

Có thể nói rằng, bỏng là một trong những tai nạn xảy ra khá thường xuyên. Tùy vào mức độ và tác nhân mà các vết bỏng mà vết thương có thể nặng hoặc nhẹ. Tuy nhiên, nói một cách cụ thể thì nguyên nhân chính gây bỏng mà chúng ta nên cần chú ý là:

Bị bỏng do những nguyên nhân nào?
Bị bỏng do những nguyên nhân nào?
  • Bị bỏng do nhiệt: Đây có thể coi là một loại bỏng khá phổ biến và hay xảy ra nhất. Nhiệt ở đây có thể là hơi nước, nước hoặc lửa… 
  • Bị bỏng lạnh: Bị bỏng lạnh đa phần là do con người làm việc trong môi trường ướt, có gió và lạnh. So với bỏng nhiệt thì bỏng lạnh ít nguy hiểm hơn.
  • Bị bỏng do điện: Loại bỏng này không phổ biến nhưng cũng có rất nhiều nạn nhân. Đa số do nạn nhân không may tiếp xúc với nguồn điện hoặc cũng có thể bị điện giật.
  • Bị bỏng do bức xạ: Các loại bỏng này thường gặp ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc bỏng do tia X, do xạ trị… 
  • Bị bỏng do hóa chất: Đây là một loại bỏng khá nguy hiểm thường xảy ra với những người làm việc trong các nhà máy có sử dụng hóa chất. Đa phần sẽ để lại di chứng nặng nề cho nạn nhân.
  • Bị bỏng do ma sát: Loại bỏng này có thể xảy ra khi bề mặt da tiếp xúc mạnh với những vật cứng như tường, thảm…do tai nạn lao động hoặc do tập luyện thể thao… Đa phần những trường hợp này chỉ xảy ra vấn đề xây xát nhẹ trên bề mặt của da còn không để lại di chứng nặng.  

Thực tế, đa số các vết bỏng đều để lại di chứng cho nạn nhân. Chỉ là di chứng đó ở mức độ nặng hay nhẹ mà thôi. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì khi bị bỏng có một thời điểm vàng để hạn chế di chứng sau bóng đó chính là việc sơ cứu ban đầu. Vậy sơ cứu bóng như thế nào là đúng. Phần tiếp theo sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. 

Cách sơ cứu đúng khi bị bỏng

Thực tế, khi sơ cứu bỏng thì người thực hiện cần phải xác định các mức độ bỏng của vết thương để sơ cứu cho đúng. Cụ thể bỏng được chia làm 3 cấp độ đó là: 

  • Bỏng mức độ 1: Ở mức độ này da sẽ bị đỏ, sưng và đau nhẹ. Bạn có thể nhận biết qua màu sắc trên da bằng cách khi ấn tay vào vết bỏng da sẽ chuyển sang màu trắng. Vết bỏng này sẽ bị lột sau 1-2 ngày. 
  • Bỏng mức độ 2: Đối với loại vết bỏng này vùng da tổn thương dày hơn, da bị đỏ, sưng và có mụn nước ở trên da. Trong trường hợp này người bệnh sẽ cảm thấy khá đau. 
Cần phải xác định mức độ của các loại bỏng
Cần phải xác định mức độ của các loại bỏng
  •  Bỏng ở mức độ 3: Trong trường hợp này thì tất cả các vùng da đều bị tổn thương, da sẽ chuyển sang màu trắng hoặc có thể là cháy xém. Da khá đau và ảnh hưởng rất nhiều đến các mô kể cả là hệ thần kinh. 

Khi xác định được mức độ bỏng của vết thương, người sơ cứu có thể lựa chọn các phương án sơ cứu phù hợp để giảm đau đớn cho nạn nhân. Đồng thời giúp cho vết thương hạn chế được di chứng để lại. 

Đối với vết bỏng ở cấp độ 1

Trong trường hợp này, nên ngâm vết bỏng vào nước lạnh trong vòng 5-10 phút. Tác dụng của nước lạnh là làm cho vết bỏng không bị sưng và đau. Sau đó có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da để bôi vào vùng da đó. Cụ thể như mỡ kháng sinh, lô hội… Sau đó có thể dùng băng gạc quấn sơ qua lại vết thương để tránh bị nhiễm trùng.

Đối với vết bỏng ở cấp độ 2

Cần nhúng vết thương vào trong nước ít nhất 15 phút. Sau đó chúng ta cũng có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên vết thương. Sau đó dùng loại băng gạc không dính để băng bó lại vết thương. Cần lưu ý là vệ sinh và bôi kháng sinh vết thương hàng ngày các bạn nhé. Nếu có hiện tượng viêm nhiễm cần phải đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra. 

Đối với vết bỏng ở cấp độ 3

Cách sơ cứu đối với vết bỏng ở cấp độ 3
Cách sơ cứu đối với vết bỏng ở cấp độ 3

Đối với trường hợp này chúng ta chỉ cần loại bỏ những vật dụng như quần áo, vải vóc khỏi cơ thể. Tuyệt đối không nhúng vết thương vào nước và bôi bất cứ thứ gì lên vết bỏng. Đồng thời đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế để khám chữa và điều trị. Lưu ý khi vận chuyển lên để phần bỏng cao hơn tim và có thể băng vết bỏng bằng băng sạch, ẩm cho bệnh nhân.  

Hy vọng với những thông tin trên, độc giả sẽ có đủ cơ sở lý thuyết để thực hành sơ cứu bỏng thành công cho bản thân, gia đình và bạn bè. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0862 243 268