Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh và cách xử lý hiệu quả chi tiết nhất

Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi là dấu hiệu ban đầu cho thấy trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm. Việc phát hiện sớm triệu chứng của bệnh có ý nghĩa rất quan trọng việc điều trị bệnh. Bài viết này sẽ giúp các ông bố bà mẹ nhận biết rõ hơn về căn bệnh này. Đặc biệt là cách xử lý khoa học để bệnh nhanh khỏi. 

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh 

Theo tính toán của các nhà khoa học thì bệnh cảm lạnh có thời gian ủ bệnh khoảng 1-3 ngày. Nếu phát hiện sớm thì đây sẽ là thời điểm vàng để bố mẹ có thể chữa bệnh sớm cho con. Thường thì trẻ bị cảm cúm sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu ban đầu dễ nhận biết đó là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và chảy nước mũi. 
Hắt hơi sổ mũi là những dấu hiệu đầu tiên nhận biết trẻ bị cảm lạnh
Hắt hơi sổ mũi là những dấu hiệu đầu tiên nhận biết trẻ bị cảm lạnh
  • Tiếp theo là trẻ có dấu hiệu bị đau họng và ho.
  • Khi chảy nước mũi thì ban đầu bao giờ chúng cũng lỏng, có màu trắng, sau đó sẽ chuyển dần thành màu vàng hoặc màu xanh và đặc sánh. 

Ở những thời điểm tiếp theo, dấu hiệu của bệnh sẽ diễn biến nặng hơn và đi kèm với các dấu hiệu như:

  • Trẻ có dấu hiệu bị sốt có, nôn trớ sau ăn kể cả uống nước và uống sữa. 
  • Trẻ có triệu chứng mệt mỏi, kèm theo đó là chán ăn và cảm giác ăn không ngon miệng. 
  • Ngoài ra, trẻ còn có dấu hiệu quấy khóc nhiều, chảy nước mắt, mắt đỏ…
  • Trẻ ngủ ít và không ngon giấc. Nguyên nhân chính khiến trẻ khó ngủ là do bị nghẹt mũi dẫn đến khó thở, giấc ngủ không sâu. 
  • Đôi khi một số trẻ còn có triệu chứng nổi hạch bạch huyết ở vùng cổ hoặc sau đầu. 
  • Ngoài ra, một số trẻ còn có hiện tượng bị tiêu chảy. 

Có thể thấy rằng các dấu hiệu của bệnh cảm cúm khá rõ rệt đúng không nào? Vậy bố mẹ hãy chú ý và phát hiện bệnh sớm cho con để có hướng điều trị kịp thời nhé. 

Cách xử lý bệnh cảm cúm cho trẻ.

Bệnh cảm cúm và cảm lạnh là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và kể cả là trẻ sơ sinh. Chúng không gây biến chứng nguy hiểm nhưng cũng khiến trẻ và những người trong gia đình gặp nhiều phiền toái. Vậy các ông bố, bà mẹ phải xử lý như thế nào trong trường hợp này. 

Những việc nên làm cho trẻ khi bị cảm lạnh. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì khi trẻ bị cảm lạnh các ông bố bà mẹ cần phải đảm bảo đủ các yếu tố sau:

  • Vệ sinh mũi, họng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Việc này sẽ đảm bảo mũi được thông thoáng, giảm tình trạng nghẹt mũi cho trẻ. 
Vệ sinh mũi, họng là việc mà các bố mẹ nên làm khi trẻ có dấu hiệu bị cảm cúm
Vệ sinh mũi, họng là việc mà các bố mẹ nên làm khi trẻ có dấu hiệu bị cảm cúm
  • Nếu trẻ sốt nên hạ sốt ngay cho trẻ, có thể sử dụng kháng sinh kết hợp với việc chườm khăn ấm và lau người. 
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước đặc biệt là bổ sung các chất khoáng, nước trái cây để tăng cường sức đề kháng. 
  • Luôn luôn giữ ẩm cho trẻ, có thể sử dụng máy tạo hơi nước để giảm độ hanh khô của không khí. 
  • Nên cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm để trẻ dễ nuốt tránh những tổn thương ở vùng họng. 
  • Nên cố gắng cho trẻ ngủ càng nhiều càng tốt. 

Những việc không nên làm khi trẻ bị cảm lạnh. 

Những việc làm tưởng chừng như vô hại nhưng vô hình dung các mọi người đã khiến tình trạng bệnh của con trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Cụ thể thì những việc làm mà các ông bố, bà mẹ nên tránh đó là:

  • Vấn đề đầu tiên cần lưu tâm đó là không được sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị cảm cúm cho con. Bởi chúng sẽ không có tác dụng đối với virus. 
Không được sử dụng thuốc kháng sinh để chữa cảm cúm cho trẻ
Không được sử dụng thuốc kháng sinh để chữa cảm cúm cho trẻ
  • Không tự ý mua thuốc để tự điều trị cho con mà cần phải có chỉ định của bác sĩ. 
  • Không được sử dụng Aspirin để điều trị cảm cúm cho trẻ.
  • Không được sử dụng Paracetamol đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi. 
  • Không nên thay thế các cách chữa bệnh dân gian mà chưa được kiểm chứng bằng các phương pháp điều trị của bác sĩ. 
  • Không được lạm dụng việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sổ mũi, ngạt mũi cho trẻ. 

Có thể thấy rằng, việc điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ không hề đơn giản đúng không các mẹ. Hy vọng đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu để các mẹ biết cách chăm sóc con một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0862 243 268