Chảy nước mũi ở trẻ và những điều bố mẹ nên lưu ý

Một trong những bệnh mà trẻ hay gặp nhất phải kể đến đó là bệnh hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… Bởi trẻ em là những đối tượng có sức đề kháng yếu nên vi khuẩn có thể tấn công bất cứ lúc nào. Vậy chảy nước mũi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì? Bố mẹ cần lưu ý điều gì trong khi điều trị bệnh cho con? Bài viết sau sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác. 

Chảy nước mũi ở trẻ, nguyên nhân do đâu?

Chảy nước mũi khiến trẻ khá khó chịu, hơn nữa bệnh này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến vấn đề sức khỏe của trẻ đặc biệt là hệ hô hấp. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy nước mũi. Một trong những nguyên nhân đó phải kể đến đó là:

Chảy nước mũi ở trẻ, nguyên nhân do đâu?
Chảy nước mũi ở trẻ, nguyên nhân do đâu?
  • Do không khí quá khô: Bởi vì không khí khô sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiết dịch ở mũi. Chắc chắn trẻ sẽ gặp phải hiện tượng khụt khịt và khó thở. Thời điểm nhạy cảm nhất mà bố mẹ cần lưu ý đó chính là thời tiết hanh khô của mùa đông. 
  • Trẻ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh: Chảy nước mũi cũng là dấu hiệu ban đầu báo hiệu trẻ bị mắc bệnh cảm cúm. Ngoài hiện tượng chảy nước mũi, trẻ sẽ gặp phải triệu chứng đau họng, sốt, nhức mỏi người toàn thân…
  • Do trẻ tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng mũi như: Khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, gió, bụi, lông thú… Đây được coi là những tác nhân khá nhạy cảm với bộ phận hô hấp của trẻ. 
  • Do trẻ bị mắc dị vật ở trong mũi: Đây cũng là một trong những trường hợp khiến trẻ bị chảy nước mũi. So với những nguyên nhân khác thì nguyên nhân này phải được xử lý ngay bởi vì dị vật có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt thở, nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong. 
  • Do trẻ bị mắc một số bệnh có liên quan đến hệ hô hấp như: Bị viêm A, viêm họng… Đây là những loại bệnh mà đều khiến trẻ bị hắt hơi, sổ mũi…

Bố mẹ cần làm gì để trẻ không bị sổ mũi?

Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu bị chảy nước mũi thì việc đầu tiên bố mẹ cần làm đó là phải can thiệp sớm để giảm hiện tượng sổ mũi cho trẻ. Cụ thể chúng ta có thể làm theo những cách sau:

Cần vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ.

Một trong những dụng cụ và vật tư sử dụng để vệ sinh mũi cho trẻ đó là: Khăn mềm, nước muối sinh lý. Chỉ cần nhỏ nước muối hàng ngày cho trẻ sẽ giảm ngay hiện tượng sổ mũi. Bởi nước muối sinh lý sẽ làm loãng dịch và giúp chúng dễ dàng bị chảy ra ngoài. Việc này sẽ hạn chế được nguy cơ viêm nhiễm.

Cần vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ
Cần vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ

Cho trẻ tắm bằng nước gừng. 

Pha nước gừng ấm cho trẻ tắm hàng ngày cũng là một cách giảm được hiện tượng sổ mũi ở trẻ. Bởi nước gừng ấm có tính nóng, giúp cơ thể ấm nên và làm cho nước mũi lỏng ra giúp trẻ dễ dàng đẩy ra ngoài. 

Nên kê gối cao cho trẻ khi nằm ngủ. 

Trong trường hợp trẻ bị nghẹt thì sẽ gặp khó khăn trong quá trình ngủ. Chính vì vậy mà những trẻ bị nghẹt mũi thường sẽ không có giấc ngủ sâu. Việc kê cao gối sẽ giúp đường thở được thông thoáng và cảm thấy dễ chịu hơn. Chắc chắn chúng sẽ có được một giấc ngủ ngon hơn. 

Sổ mũi có nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Đây cũng là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, trong trường hợp trẻ bị sổ mũi thông thường và có dấu hiệu thuyên giảm khi chúng ta sử dụng các biện pháp trên sẽ không cần đến cơ sở y tế. 

Sổ mũi có nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ
Sổ mũi có nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ

Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu nặng hơn, kèm theo một số dấu hiệu khác như: Nôn, chán ăn, tào tháo đuổi, mệt mỏi… thì chúng ta không nên chủ quan và cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để khám xét và điều trị. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc khi chưa được chỉ định của bác sĩ. Bởi vì:

  • Nếu trẻ bị ho, hoặc bị dị ứng phải dùng thêm thuốc kháng Histamin. Tuy nhiên loại thuốc này không nên sử dụng lâu và không dùng cho trẻ bị mắc bệnh hen suyễn hoặc có đờm. 
  • Nếu trẻ bị sốt cần phải sử dụng Paracetamol để hạ sốt, giảm đau cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải dùng đúng liều lượng để tránh ngộ độc cho gan và gây ra những biến chứng khác. 
  • Khi ho, trẻ sẽ được chỉ định dùng thuốc Dextromethorphan hoặc Codein. Tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ gây ra hiện tượng suy hô hấp rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ

Chính vì vậy, bố mẹ cần phải lưu tâm hơn khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Đặc biệt là không được tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ các mẹ nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0862 243 268