10 nguyên nhân gây ra nghẹt mũi ở trẻ bố mẹ cần phải biết

Tình trạng trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi khá thường gặp nhất là thời điểm giao mùa. Vậy nguyên nhân gây ra nghẹt mũi ở trẻ là gì và cách điều trị là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài viết để đưa ra câu trả lời các bạn nhé. 

10 nguyên nhân gây ra nghẹt mũi ở trẻ bố mẹ cần phải biết

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nghẹt mũi ở trẻ. Tuy nhiên, 10 nguyên nhân sau xảy ra khá phổ biến mà bố mẹ cần biết để phòng tránh cho trẻ. Cụ thể là:

  • Không khí quá khô cụ thể là thời tiết lập đông. Nguyên nhân là do các lớp niêm mạc mũi của trẻ khá nhạy cảm khi gặp phải thời tiết khô, hanh, độ ẩm thấp làm cho lớp dịch tiết mũi bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt thở khò khè.  
Lạnh là thời điểm trẻ dễ bị bệnh nghẹt mũi
Lạnh là thời điểm trẻ dễ bị bệnh nghẹt mũi
  • Do trẻ bị dị ứng với môi trường sống như: Khói thuốc, gió bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật…
  • Do trẻ bị cảm cúm: Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ gặp phải tình trạng nghẹt mũi rất khó chịu. Ngoài những hiện tượng trên, trẻ còn có dấu hiệu sốt, ho, sổ mũi, đau họng và nhức mỏi toàn thân…
  • Do trẻ bị mắc một số bệnh mãn tính như bị viêm mũi, viêm mũi dị ứng…
  • Do trẻ bị viêm xoang mãn tính. Đây là một bệnh lý mà trẻ là một trong những đối tượng rất dễ có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. 
  • Do trẻ bị mắc một số bệnh lý có liên quan đến cơ quan hô hấp như: Viêm amidan, viêm họng, viêm amidan mãn, viêm VA… 
  • Do bị mắc dị vật ở trong mũi. Đây là một trong những trường hợp nguy hiểm mà bố mẹ nên xử lý ngày. Bởi vì nếu không xử lý kịp thời trẻ sẽ rất dễ bị ngạt, viêm, chảy máu mũi, nguy hiểm hơn là đe dọa đến tính mạng…
  • Đối với trẻ sơ sinh thì có một nguyên nhân nữa có liên quan đến nước nhầy trong túi ối chưa được làm sạch. Chính điều này đã khiến cho trẻ gặp phải vấn đề về mũi. 
  • Do thay đổi thời tiết: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi… là có liên quan đến yếu tố thời tiết. 
  • Do bố mẹ sử dụng điều hòa nhiều, không đảm bảo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm. Đây được coi là những nguyên nhân chính hiện nay khiến trẻ gặp vấn đề về mũi. 

10 nguyên nhân trên, chắc chắn bố mẹ sẽ nhận thấy trách nhiệm của mình trong đó đúng không nào? Hy vọng bố mẹ sẽ có hướng điều chỉnh phù hợp. 

Cách chữa bệnh nghẹt mũi cho trẻ ngay tại nhà. 

Đây được coi là một trong những việc mà các ông bố, bà mẹ nên biết. Bởi chỉ có vậy các con mới không cảm thấy khó chịu và tránh những nguy cơ diễn biến nặng hơn của bệnh. Chúng tôi sẽ bật mí một số cách làm đơn giản như:

Làm sạch mũi cho trẻ.

Khi trẻ bị nghẹt mũi thì chắc chắn các hốc mũi đã hình thành các chất nhầy nên mới khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Cách làm đơn giản là bạn chỉ cần dùng nước muối để vệ sinh mũi cho trẻ. Cách làm cụ thể như sau:

Làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối
Làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối
  • Đầu tiên chúng ta hãy ngâm lọ nước mũi vào nước ấm khoảng 5-10 phút. 
  • Đặt trẻ nằm ngửa và hơi ngửa nhẹ ra sau. Lưu ý là để thấp hơn chân để trẻ không bị sặc. 
  • Sau đó sẽ nhỏ nước muối sinh lý vào bên hốc mũi. Lưu ý liều lượng đối với từng lứa tuổi là: Trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên nhỏ 2-3 giọt, với trẻ lớn hơn nhỏ từ 4-5 giọt. 
  • Đợi khoảng 15 phút và có thể dùng tay dây hốc mũi để nước muối thẩm thấu sâu vào bên trong. 
  • Cuối cùng là cho trẻ ngồi dậy và xì mũi là được. 

Với cách làm này, bạn có thể thực hiện cho trẻ 1 ngày 4 lần. Chắc chắn bệnh sẽ thuyển giảm và tránh nguy cơ nảy sinh một số bệnh lý khác. 

Nên tắm cho trẻ bằng nước gừng. 

Đây là một trong những bài thuốc dân gian được rất nhiều bà mẹ sử dụng. Bởi tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khi tắm nước gừng sẽ khiến cho dịch mũi loãng ra và chúng sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta loại bỏ chúng ra khỏi mũi. Chỉ cần 1 củ gừng đập dập và pha với nước ấm là có thể tắm ngay các bạn nhé. 

Nên tắm cho trẻ bằng nước gừng
Nên tắm cho trẻ bằng nước gừng

Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ. 

Khi trẻ bị nghẹt mũi thì việc kê cao gối cho trẻ là rất cần thiết. Bởi nước mũi sẽ dễ dàng chảy ra ngoài và không bị chảy ngược lại. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. 

Như vậy, có thể thấy cách chữa nghẹt mũi cho trẻ cũng rất đơn giản đúng không nào? Hy vọng, bài viết này đã giúp bố mẹ tích lũy được một số “vốn liếng” để phòng tránh cũng như điều trị bệnh nghẹt mũi ở trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0862 243 268