Ngứa do côn trùng đốt: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhất

Hầu hết cơ thể con người đều có phản ứng lại khi bị côn trùng đốt hoặc cắn. Mức độ nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào từng loại côn trùng và tùy cơ địa mỗi người. Đối với những người không có cơ địa mẫn cảm thì sẽ chỉ bị sưng đỏ, ngứa ngáy trong vài giờ hoặc trong 1, 2 ngày là hết. Tuy nhiên ở một số trường hợp có thể gây ra tình trạng dị ứng, thậm chí nguy hiểm hơn là sốc phản vệ. Tình trạng dị ứng có thể được kiểm soát nếu biết được cách điều trị và xử lý phù hợp. 

Côn trùng đốt sẽ gây ra ngứa
Côn trùng đốt sẽ gây ra ngứa

Tại sao côn trùng đốt lại gây ngứa

Hầu hết các loại côn trùng khi đốt hay cắn vào cơ thể đều có tiêm vào nọc độc. Khi đó hệ miễn dịch của cơ thể sẽ gửi tới các loại kháng thể để chống lại cuộc xâm nhập này. Đây là một phản ứng miễn dịch hoàn toàn bình thường và biểu hiện bên ngoài chính là những vết sưng đỏ và gây ngứa ngáy. 

Tình trạng này sẽ hết sau 1 khoảng thời gian ngắn đối với người bình thường và khi bị cắn bởi những loại côn trùng ít độc như muỗi, kiến, bọ ve, chấy rận, … Tuy nhiên với những người cơ địa dị ứng khi bị cắn bởi số loại côn trùng độc hơn như ong vò vẽ, kiến lửa, ong bắp cày, nhện độc… 

Những vết cắn có thể gây ra nổi mề đay toàn cơ thể, khó thở, sưng vù mặt mũi, chóng mặt, tụt huyết áp, nặng nhất là gây sốc phản vệ. Khi đó sẽ cần phải xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng tính mạng.

Vết cắn của các loại côn trùng
Vết cắn của các loại côn trùng

Xử lý như thế nào khi bị côn trùng đốt

Tùy thuộc vào từng biểu hiện và từng loại côn trùng cắn mà chúng ta có các cách xử lý khác nhau, tuy nhiên việc cần làm đầu tiên đó là sơ cứu như sau:

Sơ cứu ngay sau khi bị côn trùng đốt

  • Bước 1: Loại bỏ ngòi độc của côn trùng vẫn cắm vào da bằng mũi kim hoặc nhíp.
  • Bước 2: Rửa sạch vùng bị cắn bằng xà phòng và nước để loại bỏ hết độc tốt còn sót lại.
  • Bước 3: Bôi thuốc khử khuẩn (ví dụ như dung dịch Jarish) lên vết thương sau đó có thể băng lại bằng gạc sạch.
  • Nếu bị sưng hay bỏng rát thì có thể chườm đá lạnh để giảm khó chịu.
  • Nếu có các triệu chứng nặng xuất hiện thì cần nhanh chóng thực hiện bước 1 và bước 2, băng lại bằng gạc sạch sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đi bệnh viện để được kịp thời điều trị.
Rửa vết đốt với xà phòn và nước là điều bắt buộc cần làm
Rửa vết đốt với xà phòn và nước là điều bắt buộc cần làm

Nếu vết đốt do các loại côn trùng ít độc tố gây ra thì có thể làm như sau:

Cách xử lý khi bị ruồi, muỗi, kiến đốt

Là những loại côn trùng không độc tuy nhiên vết đốt gây ngứa ngáy, phồng rộp khó chịu. Có thể xử lý như sau:

  • Nhanh chóng sát khuẩn vết đốt bằng xà phòng và nước ấm.
  • Chườm đá lên vết đốt trong 5-10 phút.

Cách xử lý khi bị ve chó, bọ chét, chấy rận đốt

Là những loại côn trùng khi đốt sẽ bám chặt trên da, cần xử lý như sau:

  • Kéo nhẹ từ từ để tránh răng hay nọc còn bám lại trên da.
  • Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.

Cách xử lý khi bị sâu róm đốt

Các lông của sâu róm khi tiếp xúc với da người sẽ gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Xử lý như sau:

  • Nhanh chóng loại bỏ sâu róm để chúng không tiếp tục tiếp xúc với da 
  • Rửa sạch vùng tiếp xúc với nước và xà phòng
  • Chườm đá lạnh để giảm sưng tấy, tuyệt đối không được gãi vì có thể làm lông sâu róm đâm sâu hơn.

Cách xử lý khi bị ong mật đốt

Nọc độc của ong mật là yếu nhất trong số các loại ong của Việt Nam. Xử lý khi bị loại ong này đốt như sau:

  • Nhanh chóng rút kim nọc của ong ra khỏi da
  • Rửa sạch chỗ bị đốt bằng xà phòng và nước ấm
  • Sử dụng dung dịch Povidine 10% hoặc cồn 70 độ để bôi lên vết đốt, ngày 2 lần.

Mẩn ngứa, sưng rát cho do côn trùng cắn là những biểu hiện hết sức bình thường của cơ thể. Có hoặc không điều trị thì những tổn thương này cũng sẽ biết mất sau 1 khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên khi gặp phải những triệu chứng khác nặng hơn bên cạnh mẩn ngứa, người bị đốt cần nhanh chóng sơ cứu và đi tới bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh tình huống xấu xảy ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0862 243 268