Bỏng là một tai nạn thường gặp nhất trong các tai nạn xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Đối tượng bị bỏng nhiều nhất phải kể đến đó là trẻ em. Vậy thực tế, trẻ bị bỏng là do những nguyên nhân nào? Tác nhân gây bỏng là gì?… Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời ở phần tiếp theo của bài viết các bạn nhé.
Những tác nhân khiến trẻ bị bỏng.
Thực tế, tác nhân gây bỏng da có khá nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đề cập đến 5 tác nhân chính xảy ra nhiều ở trong thực tế đó là:
Bị bỏng nhiệt.
Trong trường hợp, nạn nhân bị bỏng nhiệt sẽ xảy ra trường hợp đó là: Bỏng nhiệt khô và bỏng nhiệt ướt.
- Đối với trường hợp bị bỏng ướt: Đa phần cả người lớn và trẻ em sẽ bị bỏng nước sôi, dầu sôi… Với những vết thương này thường không nguy hiểm và chúng sẽ khỏi sau 3-6 ngày.
- Trong trường hợp bị bỏng khô thì các nạn nhân phải chịu mức sát thương lớn hơn bỏng ướt. Bởi vì tác nhân gây bỏng có mức nhiệt khá cao. Ví dụ như củi cháy có nhiệt độ là 1.3000C – 1.4000C, xăng lại có nhiệt độ lên đến 8.000C – 14.0000C…
Bị bỏng lạnh.
Tác nhân gây bỏng lạnh chủ yếu là do nạn nhân phải làm việc trong môi trường có thời tiết khá lạnh như trong kho lạnh, và ở những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt… Tuy nhiên, đa phần những trường hợp do bỏng lạnh sẽ dễ phục hồi và ít gây biến chứng sau bỏng.
Bị bỏng điện
Đối với trường hợp bị bỏng điện thì mức độ nguy hiểm cũng khá cao. Đa số sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bởi vì chúng còn phụ thuộc vào dòng điện đi qua người.
- Nếu dòng điện qua người là dòng cao thế có hiệu điện thế lên tới 1.000V hoặc có thể bị sét đánh.
- Nếu dòng điện qua người là điện hạ thế sẽ có hiệu điện thế là dưới 1.000V hoặc đa phần là dòng điện gia dụng.
Bị bỏng bức xạ
Đa số hiện tượng bỏng do bức xạ là do nạn nhân sống và làm việc trong môi trường có tia hồng ngoại, tia cực tím, tia X, tia gamma, tia beta, tia laser… Với những bước sóng lớn, chúng sẽ khiến vùng da của nạn nhân bị tổn thương.
Bị bỏng hóa chất
Đối với hóa chất gây bỏng người ta thường chia làm 3 loại chính đó là:
- Acid mạnh và những chất tương tự như axit cụ thể như: Axit sunfuric, axit clohidric…
- Nhóm thức 2 đó là bazơ hay những chất tương tự như bazơ: KOH, NaOH…
- Muối của những kim loại nặng như KMnO4.
Bị bỏng do ma sát.
Đa số các loại bỏng này sẽ gây những tổn thương nhẹ trên da. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, vết thương có thể khỏi trong vài ngày. Nguyên nhân là do sự cọ sát giữa da với các đồ vật cứng.
10 nguyên nhân chính gây nên tình trạng bỏng da ở trẻ và cách xử lý
Trẻ em là lứa tuổi khá hiếu động, chính vì vậy việc bị bỏng là điều rất khó tránh khỏi. Chính vì vậy các ông bố bà mẹ nên tìm cách phòng tránh cho trẻ. Cụ thể là phải biết những nguyên nhân rất dễ gây bỏng cho trẻ như:
- Bị bỏng nước: Nước ở đây có thể là bỏng nước uống, bỏng nước canh…
- Bị bỏng bô xe máy: Nhiều trường hợp trẻ có thói quen không chú ý khi xuống xe nên rất dễ bị bỏng.
- Bị bỏng dầu ăn: Trẻ có thói quen quấn lấy bố mẹ khi nấu cơm do đó cũng rất dễ bị bỏng khi vết dầu mỡ bắn vào.
- Bị bỏng lửa khi nấu bếp: Đây cũng là trường hợp thường xảy ra. Đặc biệt là trẻ ở vùng nông thôn và miền núi khi nấu cơm giúp bố mẹ.
- Bị bỏng do điện giật: Điện ở đây thường là dòng điện gia dụng tại nhà do thiết bị hở.
- Bị bỏng do sét đánh: Thường trẻ em ở các vùng quê rất hiếu động nên thường có tình trạng tắm dưới mưa. Do đó rất dễ bị sét đánh.
- Bị bỏng do đụng phải axit: Đối những bình ắc quy mà cha mẹ để ở nhà sẽ tiềm ẩn nguy cơ trẻ bị bỏng axit khá cao.
- Bị bỏng bazơ: Minh chứng rõ nhất là các hố vôi tại nhà.
- Bị bỏng do bức xạ: Thói quen chơi, nô nghịch ngoài trời nắng sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị bỏng do ánh nắng mặt trời.
- Bỏng ga: Cụ thể như việc nghịch bật lửa của trẻ cũng tiềm ẩn nguy cơ bị bỏng khá cao.
Dù trẻ bị bỏng do những nguyên nhân nào đi chăng nữa thì các mẹ nên lưu ý cách xử lý vết bỏng thật khéo và đúng quy trình. Cụ thể là:
- Bước 1: Cởi quần áo cho trẻ.
- Bước 2: Rửa vết thương và ngâm chúng vào nước lạnh.
- Bước 3: Che vết thương và đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế gần nhất.
Hy vọng, bài viết đã đủ nội dung để các ông bố, bà mẹ lưu tâm và ghi nhớ. Đây sẽ là những kiến thức bổ ích để chúng ta biết cách phòng cho trẻ không bị bỏng.