Thực trạng, trẻ bị ngứa là do rất nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân do yếu tố bên ngoài tác động, nhưng cũng có thể là do những nhân tố bên trong. Vậy làm thế nào để phân biệt được các vết ngứa ở trẻ? Cách phòng tránh căn bệnh này như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
Cách phân biệt các vết ngứa ở trẻ?
Ngứa ở trẻ là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên đây cũng là một loại bệnh khiến các ông bố bà mẹ phải mất ăn mất ngủ khi trẻ đau, biếng ăn, quấy khóc… Theo khoa học chứng mình thì những vết ngứa ở trẻ do 2 nguyên nhân đó là:
Ngứa ở trẻ có thể là do bệnh lý.
Một số bệnh lý có liên quan đến tình trạng trẻ bị ngứa có thể kể đến là:
- Bệnh viêm da: Bệnh này có liên quan đến cơ địa của trẻ mà chính xác nhất là vấn đề về da. Hiện tượng ngứa ở bệnh nhân bị viêm da còn phụ thuộc vào mỗi loại da cũng như những tác nhân tác động lên da trẻ.
- Bệnh mề đay: Bệnh có liên quan đến một loại dị ứng. Thường tác nhân gây bệnh sẽ là thời tiết, môi trường, thực phẩm, lông thú… Bệnh lý này, ngoài tác nhân gây ngứa chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Bị bệnh nấm: Cụ thể trẻ có thế mắc phải một số loại nấm như: Nấm tóc, nấm kẽ, nấm thân… Khi bị nấm trên da trẻ sẽ bị mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu.
Ngứa ở trẻ có thể do các yếu tố bên trong cơ thể.
Yếu tố bên trong khiến trẻ bị ngứa là do:
- Do trẻ bị dị ứng với những loại thuốc đang được điều trị. Các dấu hiệu có thể nhận biết là trẻ bị mẩn ngứa, sốt và đau bụng.
- Do mắc các bệnh lý về gan hoặc mật: Một trong những bộ phận quan trọng đóng vai trò đào thải chất độc cơ thể chính là gan và mật. Nếu da mẩn ngứa, mề đay, da khô…thì có thể gan và mật trẻ gặp vấn đề.
- Bệnh đái tháo đường cũng có hiện tượng bị mẩn đỏ và ngứa. Hiện tượng này là do sự rối loạn vận mạch gây ra.
- Ứ đọng độc tố: Cụ thể như quá trình chuyển hóa thức ăn chưa triệt để, làm cho chất độc bị ứ đọng lâu ngày làm da mẩn ngứa, bong tróc, khô rát…
Theo các bạn thì trẻ nhà mình bị mẩn ngứa là ở trong trường hợp nào? Chắc các bạn đã có câu trả lời rồi đúng không nào? Vậy chúng ta sẽ đi tìm phương án để phòng bệnh cho trẻ.
Một số biện pháp hữu hiệu để phòng tránh mẩn ngứa cho trẻ.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có thể điều trị và chữa bệnh mẩn ngứa ở trẻ. Tuy nhiên, nếu chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh thì tốt nhất các mẹ hãy sử dụng những giải pháp an toàn như sau:
Cho trẻ tránh xa những tác nhân gây ngứa.
Cụ thể những tác nhân đó có thể là: Thời tiết, môi trường, nước… Biện pháp tốt nhất cho trẻ lúc này là các mẹ nên:
- Luôn luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, bởi vì thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến cho trẻ bị mẩn ngứa.
- Không nên cho trẻ chơi với các con vật nuôi trong nhà hoặc tiếp xúc với những dị nguyên như: Áo lông, khăn trải bàn, hoa cỏ…
- Thường xuyên vệ sinh thân thể cho trẻ đặc biệt là những vùng nhạy cảm khó vệ sinh.
- Nếu trẻ bị dị ứng với dầu gội, sữa tắm và kể cả thuốc kháng sinh các mẹ cũng nên tìm hiểu và cho con sử dụng loại khác phù hợp hơn.
Nên cho trẻ sử dụng kem dưỡng ẩm.
Hầu như các nguyên nhân gây ngứa đều xuất phát từ dấu hiệu da trẻ bị khô, ngứa, sần sùi…Vậy để hạn chế vấn đề này chúng ta cũng nên tìm dòng sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với da bé. Chắc chắn vấn đề mẩn ngứa sẽ được cải thiện.
Sử dụng một số bài thuốc dân gian để tắm cho trẻ.
Trong dân gian có rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên rất tốt cho da. Đặc biệt vấn đề vệ sinh da, tránh nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy như: Lá trầu không, vỏ cây số, lá chè, lá khế, dầu dừa… Các mẹ có thể tham khảo để sử dụng để bôi hoặc tắm cho trẻ.
Hy vọng bài viết sẽ là nguồn tư liệu quý để các ông bố, bà mẹ tham khảo và học hỏi. Một điều chắc chắn mà chúng tôi dám khẳng định là các bạn sẽ biết cách phòng bệnh cho chính con em mình.