1. Tác dụng của sữa chua
Lợi ích của việc ăn sữa chua là cải thiện sức khỏe. Nó có chứa các thành phần dinh dưỡng mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe.
1.1. Công dụng của sữa chua đối với bệnh gout và viêm khớp
Người bệnh gout có ăn được sữa chua không? Sữa chua có tốt cho người bệnh viêm khớp không? Đây chắc hẳn là câu hỏi của nhiều người khi sử dụng sữa chua trong chế độ ăn hàng ngày.
Theo các chuyên gia cho biết, sữa chua là một trong những thực phẩm tốt cho việc phòng và cải thiện tình trạng bệnh gout. Điều này là do nó là sản phẩm của quá trình lên men sữa động vật bởi một số vi khuẩn như streptococcus thermophilus, lactobacillus bulgaricus, streptococcus lactic,…
Ngoài ra, trong quá trình lên men, nó còn tạo ra enzym proteaza có lợi cho đường tiêu hóa và acid lactic có tác dụng khử hoạt tính một số hóa chất gây hại, kích thích tiêu hóa, tăng hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm.
Do đó người bệnh gout có thể bổ sung sữa chua vào chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng 1 hộp mỗi ngày để đạt được lợi ích tác dụng tốt nhất từ thực phẩm này.
1.2. Lợi ích của sữa chua đối với xương khớp
Sữa chua được làm từ sữa nên nó có thể cung cấp canxi và vitamin D – hai dưỡng chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của xương, đặc biệt tình trạng loãng xương.
Ngoài ra, ăn thực phẩm này hàng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng protein dồi dào, từ đó giúp thúc đẩy sức khỏe xương khớp.
1.3. Ngăn ngừa ung thư
Sữa chua là một nguồn acid linoleic liên hợp giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú. Theo một nghiên cứu trên động vật trong phòng thí nghiệm cho thấy việc bổ sung Lactobacillus acidophilus, một loại vi khuẩn probiotic, trong 15 ngày đã làm giảm đáng kể sự phát triển của khối u ung thu vú.
Hơn nữa, acid linoleic liên hợp là một trong những hợp chất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch và nó trở thành một thực phẩm tuyệt vời để phòng ngừa bệnh ung thư.
1.4. Ngăn ngừa loét dạ dày
Ăn sữa chua thường xuyên có thể tránh bị nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori, đây là nguyên nhân chính gây ra 60% trường hợp loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày trên thế giới. Acid lactic trong sữa chua ngăn chặn vi khuẩn này sinh sôi và loại bỏ nó trong dạ dày.
1.5. Tốt cho phụ nữ
Sữa chua cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ. Lactobacillus trong sữa chua ngăn chặn sự sản sinh của nấm candida (một loại nấm) và bệnh viêm âm đạo ở âm đạo. Các nghiên cứu tiết lộ rằng những phụ nữ thường xuyên ăn sữa chua có sức khỏe âm đạo tốt hơn.
1.6. Kích hoạt sản xuất vitamin B
Vitamin B và vitamin K được tạo ra thông qua phản ứng sinh học trong đường tiêu hóa. Những người thường xuyên ăn sữa chua giúp cơ thể sản xuất vitamin B, từ đó điều chỉnh sự cân bằng năng lượng của cơ thể đồng thời bảo vệ khỏi các bệnh thần kinh và tự miễn dịch.
1.7. Các tác dụng khác của sữa chua
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Tẩy tế bào chết cho da
- Chữa da cháy nắng
- Giảm thâm và trị mụn
2. Những điều bạn nên biết về sữa chua
Với những tác dụng tuyệt vời của sữa chua như trên, cùng tìm hiểu rõ hơn về thực phẩm này nhé!
2.1. Sữa chua là gì?
Sữa chua tiếng anh là Yogurt. Đây là một thực phẩm được sản xuất bởi vi khuẩn lên men của sữa. Quá trình lên men đường trong sữa bởi những vi khuẩn như streptococcus thermophilus, lactobacillus bulgaricus, streptococcus lactic, lactobacillus caucasicus, streptococcus cremoris, nấm men,…
Những vi khuẩn này tạo ra acid lactic, acid này tác động lên protein sữa để tạo sữa chua có kết cấu và hương vị chua chua đặc trưng.
Để sản xuất sữa chua, trước tiên sữa được đun nóng thường đến khoảng 85 độ C để làm biến tính các protein trong sữa để tạo thành sữa đông đặc. Sau khi làm nóng, sữa được để nguội đến 45 độ. Thêm sữa chua có chứa các vi khuẩn lên men vào và duy trì trong 4 đến 12 giờ để quá trình lên men diễn ra.
2.2. Các loại sữa chua
Sữa chua có thể được làm từ tất cả những loại sữa. Các loại được làm từ sữa tách béo được gọi là không có chất béo, trong khi những loại làm từ sữa nguyên chất được coi là đầy đủ chất béo, chẳng hạn như:
- Sữa chua thông thường: Loại này thường được làm từ sữa bò nên không phù hợp với những người không dung nạp đường lactose. Tuy nhiên nó thường chứa nhiều canxi, ít calo và chất béo hơn so với sữa chua Hy Lạp.
- Sữa chua Hy Lạp: Loại này có nhiều vị chua hơn, chứa lượng protein gấp đôi so với sữa chua thông thường, ít đường và carbohydrate hơn sữa chua chua thông thường.
Hiện nay, ngoài những loại được làm từ sữa động vật, sữa chua cùng được sản xuất từ thực vật. Nguồn thực vật được sử dụng như đậu nành, hạt điều, hạnh nhân, yến mạch và sữa dừa. Loại này thường chứa ít protein hơn so với sữa chua thông thường và Hy Lạp.
2.3. Thành phần dinh dưỡng của sữa chua
Giá trị dinh dưỡng trong 100 gam sữa chua (từ sữa nguyên chất) bao gồm:
- Năng lượng: 406 kJ (97 kcal)
- Carbohydrate: 3,98 gam
- Đường: 4 gam
- Chất béo: 5 gam
- Chất đạm: 9 gam
- Vitamin: Vitamin B1 (thiamin) 0,023mg; vitamin B1 (riboflavin) 0,278mg; vitamin B3 (niacin) 0,208mg; vitamin B5 (acid pantothenic) 0,331mg; vitamin B6 0,063mg; vitamin B9 5mcg; vitamin B12 0,75mcg; choline 15,1mg.
- Khoáng chất: canxi 100mg; magie 11mg; mangan 0,009mg; phospho 135mg; kali 141mg; natri 35mg và kẽm 0,52mg.
3. Một số chú ý khi dùng sữa chua mà bạn nên biết
Sữa chua là thực phẩm thực sự tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Người hay bị đau bụng hoặc các bệnh đường ruột không nên dùng sữa chua.
- Người bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tụy nên tránh những sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao.
- Không nên kết hợp sữa chua với những trái cây có tính acid vì chúng có thể là tăng lượng acid trong đường tiêu hóa và gây ăn mòn dạ dày, đường ruột.
- Tránh ăn sữa chua cùng các đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ vì trong các thực phẩm này có chứa muối kali nitrat, chất này kết hợp với sữa chua sẽ gây nên bệnh ung thư.
- Không đun nóng sữa chua vì nó sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa và sản phẩm trở nên không có tác dụng.
- Tuyệt đối không ăn sữa chua khi đói bởi khi đó nồng độ acid tăng cao và tình trạng này kéo dài gây nguy cơ loét dạ dày tá tràng.
4. Món ngon từ sữa chua
Để có những món ăn ngon, phong phú từ sữa chua, hãy cùng theo dõi 2 công thức món ăn từ sữa chua nhé!
4.1. Sữa chua mít
Nguyên liệu gồm có: 6 hộp sữa chua; 12 thìa sữa đặc có đường; 300 gam mít đã bỏ hạt; 2 quả lê ; bột năng; màu thực phẩm; nước cốt dừa, hạt é, thạch các màu.
Cách chế biến như sau:
Lê gọt vỏ, thái lưu. Chia lựu thành nhiều phần, rồi cho vào bát nước lọc đã nhỏ một vài giọt thực phẩm và ngâm lên trong đó khoảng 15 phút. Hạt lựu sau khi được ngâm được lăn qua bột năng sao cho hạt lựu tạo thành lớp áo bột.
Đun sôi nước rồi cho hạt lựu vào luộc đến khi lớp bột bên ngoài trở nên trong thì vớt ra vào cho vào bát nước lạnh để chúng không dính với nhau.
Bột báng đem nấu chín rồi cho vào bát nước lạnh. Mít thái sợi. Thạch cắt thành miếng vừa ăn.
Cho đá bào bên phía dưới bát, thêm mít, hạt lựu, thạch, bột báng, sữa chua và sữa đặc vào bát. Trộn đều là có thể thưởng thức ngay được.
4.2. Sữa chua nếp cẩm
Nguyên liệu gồm có: 200 gam gạo nếp cẩm; 1 lít nước lọc; 3 lá dứa; 80 gam đường; 6 hộp sữa chua; 100ml nước cốt dừa.
Cách chế biến như sau:
Gạo nếp cẩm vo sạch rồi cho vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ và nấu trên bếp lửa nhỏ, thỉnh thoảng khuấy đều đến khi cơm nếp chín. Sau đó, thêm đường vào đảo đều khoảng 5 phút cho cơm ngấm đều rồi tắt bếp và để hỗn hợp thật nguội.
Cuối cùng, lấy nếp cẩm ra cốc và thêm sữa chua cùng nước cốt dừa vào thưởng thức thôi nào!
5. Mọi người thường hỏi về sữa chua
Dưới đây là một số thắc mắc mà nhiều người thắc mắc khi sử dụng sữa chua:
Ăn sữa chua lúc nào là tốt nhất?
Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất là sau khi ăn bữa trưa 1 – 2 giờ vì lúc này độ pH trong dạ dày đã ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Ăn sữa chua vào buổi tối có tốt không?
Ăn sữa chua buổi tối giúp cơ thể nuôi dưỡng cơ bắp trong thời gian ngủ. Tuy nhiên, đối với những người đang trong thời gian giảm cân, bạn nên chọn những loại sữa chua có chứa ít calo, chất béo và đường.
Ăn bao nhiêu sữa chua là đủ?
Sữa chua là thực phẩm cung cấp một nhiệt lượng nhất định, do đó, sau khi ăn bạn không nên cung cấp quá nhiều năng lượng cho cơ thể. Do đó, đối với những người khỏe mạnh chỉ nên ăn 250 – 500 gam là thích hợp.
Sữa chua hết hạn sử dụng có sao không?
Theo các chuyên gia, sữa chua có thể sử dụng sau 2 tháng kể từ ngày hết hạn. Điều này được giải thích là do quá trình lên men tạo sữa chua là một phương pháp nhằm ổn định sữa tươi giúp kéo dài hạn sử dụng.
Trong trường hợp hết hạn sử dụng nhưng thực phẩm này vẫn sạch và có hương vị ngon thì vẫn có thể sử dụng được. Nếu nó đã xuất hiện các vết nấm mốc thì bạn không nên sử dụng nữa để tránh đưa mầm bệnh vào cơ thể.