Tác dụng của tổ yến là gì? Cách dùng và lưu ý khi sử dụng

1. Tác dụng của tổ yến

Tổ yến (yến sào) là một trong những món ăn được đánh giá tích cực về chất lượng bởi nó có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những công dụng của tổ yến đối với từng đối tượng.

1.1. Đối với người cao tuổi

Tổ yến tốt cho người cao tuổi
Tổ yến tốt cho người cao tuổi

Đối với người trong độ tuổi từ trung niên trở nên, ăn yến có tác dụng phòng chống một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như tim mạch, bệnh hô hấp, phòng chống các bệnh về xương khớp. Đặc biệt, nó còn cải thiện chứng mất ngủ vốn là nỗi lo của người già, cụ thể:

  • Nguồn dinh dưỡng tốt cho người già: Nó chứa hơn 50% chất béo không đạm nên người già sử dụng tổ yến sẽ đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Cải thiện sức khỏe và sinh lực: Các chất dinh dưỡng giúp người già tiêu hóa tốt hơn, tăng cường tạo hồng cầu, kích thích sự phát triển của tế bào, sửa chữa tế bào bị tổn thương. Đặc biệt nó còn giúp người bệnh bồi bổ và phục hồi sức khỏe trong quá trình bệnh tật, sức đề kháng suy giảm, tiêu hóa kém,…
  • Kích thích vị giác của người già: Nó giúp người già cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
  • Giảm viêm xương khớp: Yến sào giúp bổ sung canxi cho cơ thể, giảm viêm khớp, chống lão hóa. Người cao tuổi thường ít vận động do sự suy giảm của các cơ xương khớp. Vì vậy để cải thiện tình trạng bệnh, người cao tuổi nên sử dụng món canh trong ngày.

1.2. Đối với trẻ em

Ở trẻ nhỏ, ăn yến giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh cảm cúm thông thường. Nó còn giúp cải thiện trí nhớ cho trẻ nhỏ giúp trẻ thông minh hơn và phát triển phát triển cả về thể chất lẫn trí não.

Ăn yến còn giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ ví nó có chứa các nguyên tố crom, protein, acid amin và các vi lượng giúp kích thích hệ tiêu hóa, làm tăng khả năng hấp thụ thức ăn qua thành ruột nên bé ăn nhiều và ngon hơn.

Tổ yến giúp trẻ phát triển toàn diện
Tổ yến giúp trẻ phát triển toàn diện

Tăng khả năng miễn dịch ở trẻ nhỏ cũng là một trong những tác dụng khi ăn yến. Điều này là do nó có chứa sắt (Fe) tăng cường hệ thống miễn dịch giúp bé ngăn ngừa một số bệnh tật.

Hàm lượng chất đạm cao giúp bé phát triển toàn diện về thể chất, kích thích quá trình hình thành xương và cao lớn hơn. Hơn nữa, yến không cung cấp quá nhiều đường cho cơ thể của trẻ và không nên tình trạng thừa đường mà còn cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ.

1.3. Đối với phụ nữ

Phụ nữ thường xuyên sử dụng tổ yến để ngăn ngừa quá trình lão hóa giúp giữ gìn vóc dáng thon gọn và sở hữu làn da trắng hồng mịn màng.

Tổ yến tốt cho phụ nữ
Tổ yến tốt cho phụ nữ

Trong yến có chứa 18 loại acid amin và hơn 30 nguyên tố vi lượng chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể phụ nữ. Nếu sử dụng thường xuyên với liều lượng phù hợp, bạn sẽ thấy lợi ích tuyệt vời của tổ yến:

  • Cải thiện và nâng cao hệ thống miễn dịch trong cơ thể
  • Giảm ho, cải thiện hệ hô hấp
  • Tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa
  • Cải thiện chức năng gan giúp lọc chất thải và độc tố trong cơ thể tốt hơn
  • Cải thiện tình trạng suy nhược sau sinh
  • Tổ yến giúp giảm mụn, sáng và mịn da, da trở nên hồng hào và ngăn chặn tốc độ lão hóa da.
  • Đối với phụ nữ mang thai, các chất dinh dưỡng có trong tổ yến giúp bạn giảm mệt mỏi, căng thẳng, cung cấp khoáng chất cho thai nhi giúp bé khỏe mạnh hơn sau khi chào đời.
  • Yến chứa đường tự nhiên hoàn toàn không chứa chất béo nên bạn không sợ tăng cân khi sử dụng yến thường xuyên.

1.4. Đối với đàn ông

Đối với nam giới, ăn yến cũng mang đầy đủ những tác dụng như những đối tượng khác như tăng cường khả năng miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa,…

Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng cường sinh lực, bồi bổ sức khỏe giúp nam giới khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực.

Mặc dù tổ yến có tác dụng tốt như vậy nhưng nó cũng có thể gây dị ứng ở một số người nhất định, do đó, bạn nên thận trọng khi sử dụng yến lần đầu tiên.

2. Những điều bạn nên biết về tổ yến

Với những tác dụng tuyệt vời của tổ yến đối với sức khỏe, cùng tìm hiểu rõ hơn về nó nhé!

2.1. Tổ yến là gì?

Tổ yến là gì?
Tổ yến là gì?

Tổ yến là tổ của chim yến, do chim yến đực tạo ra hoàn toàn bằng nước bọt ăn được của mình. Nó đặc biệt được đánh giá cao trong văn hóa Trung Quốc do sự quý hiếm và giá trị dinh dưỡng cao. Nó được sử dụng trong ẩm thực Trung Quốc hơn 400 năm trước và thường được dùng làm súp tổ yến.

2.2. Các loại hạt tổ yến

Hiện nay có nhiều loại tổ yến tùy thuộc và cách phân loại, cụ thể:

2.2.1. Phân loại theo vị trí hình thành

  • Tổ yến đảo: Loại này được thu hoạch trên các vách đá cao gần biển. Do điều kiện môi trường và khí hậu khắc nghiệt nên nó thường có kết cấu cứng và nặng hơn.
  • Tổ yến nhà: Đây là loại được nuôi tạo trong các ngôi nhà do con người xây dựng để dễ dạng thu hoạch,

2.2.2. Phân loại theo màu sắc

Hình ảnh hồng yến
Hình ảnh hồng yến
  • Bạch yến (yến trắng): Loại này phổ biến nhất và phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.
  • Hồng yến: Nó có màu vàng nhạt hoặc màu cam. Màu được tạo thành do sự tương tác giữa tổ yến và vách đá nên có màu hồng tự nhiên.
  • Huyết yến: Loại này có màu đỏ và rất hiếm. Nó có giá trị dinh dưỡng cao hơn yến bạch yến và hồng yến.

2.2.3. Phân loại theo tình trạng sơ chế

  • Yến sào thô: Loại này loại tổ yến nguyên chất, vẫn còn lông và chưa được loại bỏ hết các cặn bẩn.
  • Yến sào sơ chế: Đây là loại chất lượng nhất. Nó được sơ chế bằng cách rút lông thủ công để làm sạch lông và cặn bẩn.
  • Yến sào tinh chế: Loại này cũng đã được qua xử lý nhưng tổ yến bị gãy vỡ sẽ được ngâm trong nước để loại bỏ lông và cặn bẩn. Sau đó, sử dụng khuôn để định hình là những sợi yến tươi và được làm khô.

2.2.4. Phân loại theo độ non già

  • Tổ yến non: Loại này là tổ yến được chim yến làm được nửa rồi bỏ dở hoặc tổ yến được thu hoạch khi mới làm tổ và chưa đẻ trứng, ấp trứng.
  • Tổ yến già: Tổ yến được thu hoạch khi chim yến bỏ đi. Lúc này người thợ cần thu hái để tránh không cho chim bố và chim mẹ làm tổ mới chồng lên tổ cũ cho lần sinh sản tiếp theo.

2.3. Thành phần dinh dưỡng của tổ yến

Tổ yến chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể
Tổ yến chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Tổ yến là một thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm các protein, acid amin, các vi lượng,… Cụ thể trong giá trị dinh dưỡng của tổ yến trong 100 gam bao gồm:

  • Protein: 50 – 60% (tùy theo loại thu hoạch)
  • Các acid amin: Leucine 4.56%; Cysteine 0.49%; Fucose 0.70%; Galactose 16.90%; Glycine 1.99%; Valine 4.12%; Isoleucine 2.04%; Threonine 2.69%; Methionine 0.46%; Phenylalanine 4.50%; Histidine 2.09%; Lysine 1.75%; Tyrosine 3.58%; Tryptophan 0.70%; N-acetylglucosamine 5.30%,…
  • Các khoáng chất: sắt 27.90%; đồng 5.87%; canxi 0.76%, kẽm 1.88%.

3. Một số chú ý khi dùng tổ yến mà bạn nên biết

Không nên ăn nhiều tổ yến cùng một lúc
Không nên ăn nhiều tổ yến cùng một lúc

Ăn yến tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Cách sử dụng tổ yến tốt nhất là chế chế biến tổ yến bằng cách “yến chưng đường phèn”
  • Sử dụng yến thường xuyên với lượng vừa phải tốt hơn là thỉnh thoảng mới sử dụng một lượng yến lớn.
  • Ăn tổ yến lúc nào là tốt nhất? Nên sử dụng yến 30 phút trước bữa ăn sáng và trước khi ngủ 1 tiếng để tạo điều kiện cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất.
  • Chưng tổ yến trong bao lâu? Bạn chỉ cần nấu trong khoảng 15 phút và để lửa liu riu. Không sử dụng lò vi sóng để chưng tổ yến vì nhiệt sẽ tác động làm hỏng các chất dinh dưỡng.

4. Món ngon từ tổ yến

Việc sử dụng tổ yến nổi tiếng nhất là súp yến, một món ngon trong ẩm thực Trung Quốc. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng như một thành phần trong các món ăn khác như cháo yến sào, cơm yến sào hoặc chúng có thể được thêm vào bánh trứng hoặc các món ăn tráng miệng khác.

Dưới đây là một số món ăn làm từ tổ yến mà bạn có thể tham khảo:

4.1. Chưng tổ yến đường phèn

Nguyên liệu gồm có:

  • Tổ yến sơ chế: 5 gam
  • Đường phèn: 3 thìa cà phê
  • Nước để nguôi: một chén nhỏ
  • Một chiếc nồi dùng để hấp.
Tổ yến chưng đường phèn
Tổ yến chưng đường phèn

Cách chưng tổ yến đường phèn như sau:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến đã sơ chế vào nước khoảng 20 phút rồi đổ bỏ nước đã ngâm.
  • Bước 2: Cho tổ yến vào bát sứ rồi đặt bát vào trong nồi đã chứa nước sao cho nước ngập quá ⅔ bát đựng yến.
  • Bước 3: Đun trên lửa nhỏ trong khoảng 30 phút là được. Nếu sợ nước tràn vào bát, bạn có thể sử dụng xửng hấp.
  • Bước 4: Bạn có thể cho thêm gừng để nước yến đỡ lạnh bụng. Khi yến chín, lấy bát yến ra và thêm đường phèn và gừng thái sẵn. Đảo đều  về đợi yến nguội là có thể thưởng thức.

4.2. Chưng tổ yến hạt sen

Nguyên liệu gồm có:

  • 2 – 3 gam tổ yến sơ chế
  • 5 gam hạt sen tươi
  • Đường phèn
  • Vài lát gừng
Tổ yến chưng hạt sen
Tổ yến chưng hạt sen

Cách chưng tổ yến với hạt sen như sau:

  • Bước 1: Hạt sen lột vỏ cứng, vỏ lụa, bỏ tâm sen và ngâm hạt sen trong nước sạch. Tổ yến ngâm trong nước khoảng 20 phút rồi gạn sạch nước.
  • Bước 2: Cho hạt xe và tổ yến vào một chiếc bát và đem chưng/hấp cách thủy trong khoảng 20 – 30 phút trên lửa nhỏ.
  • Bước 3: Tắt bếp thì thêm đường phèn và vài lát gừng vào để thưởng thức.

Chúc bạn thành công với hai công thức chế biến tổ yến thơm ngon và bổ dưỡng này!

5. Mọi người thường hỏi về tổ yến

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi sử dụng tổ yến:

Người bệnh gout có ăn được yến sào không?

Người bệnh gout có ăn được yến sào
Người bệnh gout có ăn được yến sào

Theo các chuyên gia, người bệnh gout hoàn toàn có thể ăn được tổ yến bởi những lý do sau đây:

  • Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe và tránh tình trạng suy nhược do bệnh gây ra.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể chống lại các triệu chứng của bệnh gout.
  • Nó giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D, canxi, sắt, kali,… giúp bảo vệ xương chắc khỏe, tăng tiết dịch nhầy tại đầu sụn và giảm đau nhanh do gout gây ra.
  • Nó còn chứa threonine cùng các hoạt chất khác giúp kích thích đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
  • Cuối cùng, đây là thực phẩm không chứa nhân purin và không gây hại cho người sử dụng.

Do đó, người bệnh gout có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng tổ yến trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, người bệnh gout chỉ nên ăn không quá 3 gam yến/ngày và không quá 3 lần/tuần.

Ăn tổ yến bao nhiêu là đủ?

Đối với những đối tượng khác nhau thì lượng yến cần cung cấp cho cơ thể cũng khác nhau, cụ thể:

Đối với trẻ nhỏ

  • Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi (sơ sinh): Giai đoạn này không nên cho trẻ sử dụng bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn kém không thể hấp thu được một lượng lớn chất dinh dưỡng trong tổ yến.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Đây là thời điểm trẻ ăn dặm, rất thích hợp cho việc sử dụng thực phẩm này. Lúc đầu có thể pha một ít với sữa để trẻ làm quen, sau đó cho trẻ ăn một lượng nhỏ từ từ và đều đặn mỗi ngày. Giai đoạn này bổ sung một lượng yến trung bình 50 gam/tháng.
  • Trẻ từ 3 đến 10 tuổi: Trẻ ở độ tuổi này nên ăn đều đặn 100 gam/tháng với tần suất cách ngày.
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên: Trẻ dùng khoảng 100 gam/tháng và dùng 5 gam mỗi ngày hoặc cách ngày.
Ăn bao nhiêu tổ yến là đủ?
Ăn bao nhiêu tổ yến là đủ?

Đối với phụ nữ mang thai

  • Trong thời kỳ 3 tháng đầu: người mẹ không nên sử dụng tổ yến.
  • Trong thời kỳ 3 tháng giữa: Dùng 100 gam/tháng.
  • Trong giai đoạn từ tháng 8 trở lên: Dùng 70 gam/tháng, dùng thường xuyên cách ngày 1 lần.

Đối với người khỏe mạnh

Dùng trung bình 100 gam/tháng, đều đặn cách ngày 1 lần.

Đối với người bệnh

Do yến không có chức năng chữa bệnh mà nó chỉ hỗ trợ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng một chén yến mỗi ngày, trung bình 150 gam/tháng. Từ tháng từ hai trở đi, người bệnh nên sử dụng đều đặn 100 gam/tháng.

Ung thư có ăn được tổ yến không?

Người bệnh ung thư có thể sử dụng được thực phẩm này trong quá trình điều trị bằng hóa chất hoặc xạ trị. Hàm lượng dinh dưỡng của tổ yến có thể giúp làm giảm các “triệu chứng khô” như khô da, cổ họng hoặc miệng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0862 243 268