Nhiều người lo lắng khi bị bỏng sẽ để lại di chứng đó là sẹo? Vậy làm thế nào để không bị sẹo sau bỏng da? Bài viết sau đây sẽ bật mí giúp các bạn cách để không bị sẹo sau khi bị bỏng rất hiệu quả.
Nguyên lý phục hồi của các vết bỏng.
Trước khi giúp các bạn trả lời được câu hỏi ở phần đầu của bài viết thì trước tiên chúng tôi muốn các bạn hiểu rõ về nguyên lý phục hồi các vết bỏng. Bởi nếu chúng ta hiểu kỹ về chúng thì cách xử lý sau bỏng sẽ đảm bảo hơn về mặt kỹ thuật.
Nếu các bạn đã tìm hiểu sơ qua thì cũng có thể biết được bỏng được chia làm 3 cấp độ. Mỗi một cấp độ sẽ có cách phục hồi khác nhau. Cụ thể như:
- Đối với những vết bỏng ở cấp độ 1: Đa số chúng sẽ tự lành sau 7-10 ngày bị bỏng và chúng không để lại sẹo.
- Những vết bỏng ở cấp độ 2: Chúng sẽ lành sau 2 tuần và vết bỏng này sẽ để lại sẹo. Tuy nhiên chúng sẽ tự mờ theo thời gian.
- Đối với vết sẹo ở cấp độ 3 thì vết thương lành phải sau vài tháng hoặc cũng có thể là vài năm. Trường hợp nặng có thể phải cấy da nhân tạo.
Để tránh để lại sẹo khi da bị bỏng thì việc xử lý ban đầu cũng rất quan trọng. Vậy cách làm như thế nào để các vết bỏng không để lại sẹo chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.
Làm thế nào để không bị sẹo sau bỏng da
Để tránh để lại sẹo khi bị bỏng thì chúng ta phải thực hiện đúng quy trình. Quy trình đó phải được thực hiện từ khi bắt đầu bị bỏng đến khi vết thương lành hẳn. Cụ thể là:
Rửa sạch vùng da bị bỏng.
Khi bị bỏng thì cách tốt nhất là chúng ta dùng nước sạch để làm sạch vết thương. Nước sẽ giúp cho người bị bỏng đỡ bị đau đồng thời cũng tránh hiện tượng da bị tổn thương sâu. Tốt nhất là chúng ta rửa sạch dưới vòi nước tầm 20 phút, sau đó có thể sử dụng xà bông để vệ sinh vết bỏng. Việc làm này sẽ ngăn chặn khả năng nhiễm trùng vết bỏng và giúp chúng phục hồi nhanh hơn.
Bôi kháng sinh và băng vết thương.
Đối với những vết bỏng có mụn nước phồng rộp thì bạn phải dùng các loại thuốc mỡ kháng sinh bôi vào vùng da bị tổn thương. Cụ thể như thuốc bacitracin, neosporin. Bước tiếp theo là dùng băng gạc băng vết thương lại để tránh vi khuẩn có thể tấn công.
Làm căng da
Đây là bước tiếp theo mà người bệnh cần phải làm khi vết bỏng nằm ở những vùng đặc biệt như lòng bàn tay, ngón tay hoặc ở vị trí các khớp… Bởi nếu không làm căng da sẽ gây khó khăn cho quá trình cử động sau này của bạn. Nên thực hiện 10 lần/ ngày và mỗi ngày chỉ cần làm trong vòng 1 phút.
Tuyệt đối không được làm vỡ các vết phồng rộp
Một trong những cách ngăn ngừa sẹo đó là chúng ta không nên phá vỡ liên kết giữa các mô da. Cụ thể là không được làm vỡ những nốt mụn nước. Bởi lớp da ở mụn nước sẽ có vai trò bảo vệ cho lớp da non phía dưới không bị vi khuẩn tấn công. Chúng sẽ giúp cho vết thương mau lành và ít để lại sẹo.
Tuyệt đối không để vết thương bị nhiễm trùng
Đây là yếu tố quan trọng để cho vết bỏng nhanh khỏi và cũng tránh vết thương để lại sẹo. Nếu có dấu hiệu bị nhiễm trùng như: Đỏ, đau, sưng hoặc bị mưng mủ thì tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để xử lý. Để tránh xảy ra những di chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Không nên để vết thương tiếp xúc với ánh mặt trời
Da khi bị bỏng khá nhạy cảm chính vì vậy ánh nắng mặt trời sẽ không tốt đối với vết thương. Phải mất ít nhất 6 tháng da mới trở lại trạng thái ban đầu. Chính vì vậy, khi đi ra nắng các bạn nên bảo vệ da hoặc có thể bôi kem chống nắng cho an toàn.
Mát-xa và sử dụng mật ong
Mát-xa là biện pháp rất tốt trong quá trình vết thương ăn da non. Điều này sẽ hạn chế được sẹo, tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng vì chúng có thể khiến vết thương bị xay xát. Đồng thời bạn có thể bôi mật ong lên vết thương và mát xa. Bởi mật ong có tính sát khuẩn rất tốt. Chúng cũng kích thích quá trình hình thành mô mới của da.
Đến đây chắc chắn các bạn đã biết cách làm thế nào để không bị sẹo sau bỏng da rồi đúng không nào? Chắc chắn nếu bạn áp dụng chúng sẽ rất hiệu quả.