1. Tác dụng của quả cam
Cam được nhiều người ưa chuộng do hương vị tự nhiên và công dụng đa dạng. Dưới đây là những công dụng của quả cam đối với sức khỏe:
1.1. Hỗ trợ giảm cân
Cam là thực phẩm chứa nguồn chất xơ tuyệt vời (chiếm 12% giá trị hàng ngày). Chất xơ giúp thúc đẩy cảm giác no lâu và hạn chế hấp thu thêm các thực phẩm khác, góp phần giảm cân.
Đây có thể là một lợi ích tuyệt vời cho những người muốn cắt giảm calo và giảm cân hoặc phù hợp cho những bữa ăn nhẹ.
1.2. Thúc đẩy sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giữ mức cholesterol ở mức thấp. Điều này là do trong quả cam có chứa vitamin C, flavonoid giúp ngăn chặn động mạch bị tắc nghẽn và duy trì lượng máu cung cấp oxy tốt.
Ngoài ra, nó còn chứa vitamin B9 và folate giúp thúc đẩy lưu thông máu và thanh lọc bằng cách hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu. Magie, một khoáng chất trong cam cũng giúp giữ các mạch máu dẻo dai và huyết áp ở mức khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, các hợp chất flavonoid trong cam đã được chứng minh là làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Vitamin C cũng có thể giúp bảo vệ và chống lại đột quỵ xuất huyết, một loại đột quỵ ít phổ biến hơn nhưng thường dễ gây tử vong hơn.
1.3. Hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng đặc trưng bởi hồng cầu và hemoglobin thấp, làm giảm khả năng vận chuyển oxy. Nó thường do thiếu sắt gây ra. Mặc dù cam không phải là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời nhưng chúng có thể cung cấp acid hữu cơ tuyệt vời, chẳng hạn như vitamin C và acid citric.
Vitamin C và acid citric có thể thúc đẩy sự hấp thụ sắt từ đường tiêu hóa, từ đó giúp cơ thể được cung cấp một lượng sắt đảm bảo cho sức khỏe.
1.4. Giảm nguy cơ ung thư
Một số nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy quả cam có tác dụng ức chế ung thư ruột kết. Tác dụng này là do nó có chứa hesperidin là một loại flavonoid có khả năng ngăn ngừa hóa học.
Nó còn chứa hợp chất D-limonene, một chất có khả năng chống ung thư trong các nghiên cứu thử nghiệm, bao gồm ung thư phổi, vú, dạ dày.
1.5. Thúc đầy sức khỏe của mắt
Chắc hẳn bạn đã nghe nói trái cây và ra quả có màu vàng thúc đẩy sức khỏe của mắt và bảo vệ thị lực như thế nào. Ăn cam cũng có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho mắt vì flavonoid trong chúng có tác dụng tăng cường sức khỏe thị lực.
Vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh giúp phát triển và duy trì giác mạc, lớp trong suốt bên ngoài của mắt. Nó cũng thúc đẩy lưu lượng máu khỏe mạnh qua các mao mạch nhỏ đến võng mạc, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
Hơn nữa, cam còn chứa vitamin A có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh đcụ thủy tinh thể.
Ngoài những tác dụng kể trên, quả cam còn có tác dụng đối với sức khỏe như duy trì làn da khỏe mạnh, điều chỉnh mức huyết áp, hỗ trợ điều trị chứng buồng trứng đa nang, ngăn ngừa rụng tóc, làm cho mái tóc chắc khỏe,… Như vậy, bổ sung loại quả này trong chế độ ăn có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ngừa các tình trạng bệnh.
2. Những điều bạn nên biết về cây quả cam
Để hiểu rõ hơn về những tác dụng mà quả cam mang lại đối với sức khỏe, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi nhé!
2.1. Sự thật thú vị về quả cam
Cam là loại hoa quả quả thuộc họ Cam Quýt. Cây cam là một loại cây thường xanh, có hoa với chiều cao trung bình từ 9 đến 10m. Các lá hình bầu dục của nó được xếp xen kẽ dài từ 4 đến 10cm và có các mép khía.
Quả cam có nhiều kích thước khác nhau và hình dạng thay đổi từ hình cầu đến hình thuôn. Bên trong và gắn vào vỏ là một mô trắng xốp, màu trắng.
Khi chưa chín, quả có màu xanh. Vỏ không đều sần sùi của quả chín có thể từ màu cam sáng đến màu vàng cam, nhưng thường giữ lại các mảng xanh hoặc trong điều kiện khí hậu ấm áp vẫn hoàn toàn xanh.
Trước đây, cây cam được bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng cho đến nay nó được coi là cây ăn quả được trồng nhiều nhất trên thế giới. Cây cam được trồng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới để lấy quả.
2.2. Quả cam gồm những loại nào?
Hiện nay trên thế giới có khoảng 66 giống cam khác nhau, một số có vị ngọt và một số có vị chua. Tại Việt Nam có một số giống cam phổ biến và được nhiều người ưa chuộng như cam mật không hạt, cam Soàn, cam mật, cam mật Ôn Châu, cam Sành, cam Xã Đàn, cam Ham Lin, Cam Valencia,…
2.3. Thành phần dinh dưỡng trong quả cam
Quả cam chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe có thể kể đến như vitamin C, hợp chất phytochemical, flavonoid,… Cụ thể, giá trị dinh dưỡng trong 100 gam thịt cam có chứa:
- Lượng calo: 354kJ (4% DV)
- Carbohydrate: 21,1 gam (7% DV)
- Chất béo: 7,5kW
- Protein: 23,9 kJ
- Chất đạm: 1,7 gam (3% DV)
- Đường: 16,8 gam
- Vitamin: Vitamin A 450 IU (8%DV); Vitamin C 95,8mg (160% DV); Vitamin E 0,3 mg (2% DV); Thiamin 0,2 mg (10% DV); Riboflavin 0,1 mg (4% DV); Niacin 0,5mg (3% DV); Vitamin B6 0,1 mg (5% DV); Folate 54.0mcg (14% DV); Axit pantothenic 0,5mg (5% DV).
- Khoáng chất: Canxi 72,0mg (7% DV); Sắt 0,2 mg (1% DV); Magnesi 18,0mg (4% DV); Phốt pho 25,2mg (3% DV); Kali 326mg (9% DV); Kẽm 0,1 mg (1% DV); Đồng 0,1 mg (4% DV); Selen 0,9mcg (1% DV).
(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết của một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể trong 1 ngày)
3. Tác dụng không mong muốn của quả cam
Cam rất tốt cho sức khỏe nếu được tiêu thụ vừa phải. Nếu ăn quá nhiều có thể gây ra những tác dụng bất lợi như sau:
- Dẫn đến chứng ợ nóng , thậm chí có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Đau bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
- Giảm tác dụng của thuốc vì nó làm phá hủy cấu trúc của thuốc khiến thuốc mất tác dụng.
- Gây sỏi thận do lượng lớn vitamin C khi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành oxalat, đây chính là nguyên nhân gây ra sỏi.
4. Một số chú ý khi dùng quả cam mà bạn nên biết
Để ngăn ngừa tác dụng không mong muốn cũng như phát huy các tác dụng tốt của loại quả này, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
4.1. Ai không nên ăn quả cam?
Dưới đây là những đối tượng không nên hoặc hạn chế ăn cam:
- Người mắc bệnh trào ngược dạ dày
- Người sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao
- Người tiêu chảy hoặc táo bón
- Người đang đói
- Người tiểu đường chỉ nên ăn cam tươi và không nên uống nước cam pha đường.
- Người bệnh mắc bệnh thận
- Người vừa mới phẫu thuật
4.2. Thực phẩm nên kết hợp với quả cam
Khi sử dụng cam trong chế độ ăn hàng ngày, bạn cần lưu ý để tránh kết hợp với một số thực phẩm gây tác dụng không mong muốn cho cơ thể, chẳng hạn như:
- Không uống sữa trước và sau khi ăn cam vì chúng có thể gây phản ứng với acid tartaric và vitamin C trong cam dẫn đến trướng bụng, khó tiêu và tiêu chảy.
- Không kết hợp cam cùng củ cải vì nó có thể sinh ra chất chống tuyến giáp, tạo thành bướu cổ.
- Không uống nước cam khi dùng thuốc kháng sinh vì trong cam có chứa một chất làm bất hoạt men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4, do đó thuốc không được hấp thu đầy đủ và phát huy tác dụng.
- Không dùng cam cùng với nhân sâm, tôm, cua, hải sản và loài giáp xác vì có thể gây ngộ độc.
4.3. Mẹo để ăn quả cam đúng cách
Cùng với những lưu ý trên, Cao Gắm sẽ giới thiệu đến độc giả một số cách ăn cam đúng cách:
- Sử dụng với liều lượng vừa đủ: người khỏe mạnh chỉ nên hấp thu khoảng 100 gam vitamin C và tối đa khoảng 3 quả/ngày.
- Không nên ăn cam vào buổi tối vì nó sẽ sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây lợi tiểu và làm gián đoạn giấc ngủ.
- Không ăn cam trước khi đánh răng bởi acid bám trên bề mặt răng và khi bàn chải cọ xát có thể làm tổn thương men răng.
- Thời điểm tốt nhất để ăn cam là khoảng 1 – 2 giờ sau khi ăn.
- Quả cam sau khi gọt vỏ nên được ăn ngay trong vòng 30 phút để hấp thu được dưỡng chất tốt nhất.
5. Món ngon từ quả cam
Cam không chỉ được sử dụng làm trong những thức uống mà nó còn được dùng làm gia vị trong các món ăn giúp chúng tăng hương vị thêm đậm đà hơn. Dưới đây là một số công thức sử dụng loại quả này để chế biến đồ ăn và thức uống.
5.1. Mứt vỏ cam
Mứt vỏ cam là món ăn đặc biệt được nhiều người ưa thích bởi hương vị mới là của nó. Vào thời tiết lạnh se se mà được nhâm nhi những miếng mứt cam dẻo dẻo, the the vị tinh dầu sẽ mang đến cảm giác rất dễ chịu.
Nguyên liệu gồm có: Vỏ cam 500 gam, đường 600 gam.
Cách thực hiện như sau:
Vỏ cam được thái thành miếng dài rồi cho vào nồi cùng với một lượng nước sao cho ngập vỏ. Đun sôi rồi hạ nhỏ lửa trong khoảng 5 phút thì cho vỏ cam ra rổ và xả nước lạnh. Lặp lại như thế cho đến khi vỏ cam gần hết đắng.
Tiếp theo, pha một chút muối vào nước lạnh, cho vỏ cam vào và để ngâm qua đêm. Sau đó vớt ra và để ráo nước.
Cho vỏ cam vào một chiếc nồi, thêm đường vào đảo đều đến khi đường chảy hết thì cho nước vào đun trên lửa nhỏ đến khi vỏ cam chuyển màu trong thì vớt ra để cho ráo.
Cuối cùng, cho vỏ cam vào lò sấy ở nhiệt độ 100 – 110 độ C trong 10 – 20 phút là được.
5.2. Sườn non sốt cam
Nguyên liệu gồm có: sườn non, cam, hành lá, tỏi, sữa chua và các gia vị.
Cách thực hiện như sau:
Rửa sạch sườn non và ướp gia vị trong khoảng 30 phút rồi chiên cho vàng. Sau đó, bạn rửa sạch cam và vắt lấy nước, tận dụng vỏ cam để thái thành sợi làm sốt cam.
Cuối cùng nấu sườn cùng nước cam và vỏ cam thái sợi trong khoảng 5 phút để sườn ngấm gia vị là bạn có thể thưởng thức món sườn với hương vị mới lạ.
Chúc bạn thành công với hai công thức trên!
6. Mọi người thường hỏi về quả cam
Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc khi ăn cam:
Người bệnh gout có nên ăn cam không?
Bệnh gout do nguyên nhân trực tiếp là sự tăng nồng độ acid uric. Trong khi đó, cam là một trong những loại quả có chứa hàm lượng purin cao, dễ dàng chuyển hóa thành acid uric.
Bên cạnh đó, đây là thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh về thận. Khi chức năng thân suy yếu làm quá trình loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể bị trì trệ. Điều này khiến bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
Hơn nữa, hàm lượng cao fructose trong cam có thể làm nồng độ acid uric tăng cao trong máu gây lắng đọng tại khớp, gây sưng phồng và đau nhức khó chịu.
Tuy nhiên trong một nghiên cứu cho thấy quả cam có thể làm giảm đáng kể acid uric trong máu giúp phòng ngừa bệnh gout.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người bệnh, chuyên gia khuyên bạn nên thận trọng khi sử dụng, đặc biệt các loại cao chứa lượng đường cao.
Bảo quản cam như thế nào là tốt nhất?
Bảo quản cam nguyên quả trong tủ lạnh để kéo dài thời hạn sử dụng lên đến hai tháng. Đóng hộp cam hoặc làm mứt và thạch là những cách khác bạn có thể bảo quản trái cây.
Ăn cam có tốt cho bà bầu không?
Cam là một thực phẩm bổ sung bổ sung cho chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nước cam có sẵn trong gói tetra không được khuyến khích vì chúng có thể chứa chất bảo quản có thể gây hại trong giai đoạn này.
Có thể ăn cam khi đang cho con bú không?
Cơ thể bạn cần nhiều vitamin C hơn trong thời kỳ cho con bú so với khi mang thai. Cam là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời và hoạt động như một chất tăng cường năng lượng tuyệt vời. Chúng cũng giúp hấp thụ nhiều chất sắt hơn từ thức ăn. Do đó, bạn có thể muốn ăn cam hoặc uống nước cam khi cho con bú.
Tuy nhiên, bạn cần phải hạn chế tập thể dục vì cam có chứa một lượng axit và chất chua cao. Nếu em bé của bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau khi bạn bắt đầu ăn cam, bạn nên ngừng ăn cam để tốt cho bé.