Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng để nuôi sống con người và mọi sinh vật. Vai trò của thực phẩm với sức khỏe mỗi người là vô cùng quan trọng, tuy nhiên nếu sử dụng thực phẩm không phù hợp thì sẽ lại gây ra tác hại. Những thực phẩm bẩn, không hợp vệ sinh… là những vấn đề gây nhức nhối gần đây. Nếu không may chúng ta sử dụng phải những thực phẩm này thì khả năng ngộ độc là chắc chắn xảy ra. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về các lý do dẫn đến ngộ độc thức ăn và các phương pháp xử lý khi bị ngộ độc nhé.
5 nguyên chính dẫn đến ngộ độc thức ăn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn tuy nhiên được chia thành 5 nguyên nhân chính sau đây:
Thực phẩm bị nhiễm sinh vật gây hại
Một số vi sinh vật gây ra ngộ độc khi con người ăn phải có thể kể đến như: E-coli, Amip, Salmonella, Staphylococcus aureus… Những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào thức ăn từ rất nhiều nguồn như: động vật, thực vật, chất thải, nguồn nước hay chính con người trong quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển. Những khuẩn này không chỉ làm thức ăn nhanh hư hỏng mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thực phẩm có sẵn độc tố mà không biết
Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày bao gồm cả động và thực vật, trong đó có một số loại có sẵn độc tố. Nếu trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn mà không loại bỏ được hết các độc tố thì khi ăn phải sẽ gây ngộ độc. Một số loại thực vật có sẵn độc tố có thể kế tới như: măng, khoai tây mọc mầm, cà chua xanh, nấm… Một số loại động vật có độc là: cá nóc, mật cá trắm, cóc…
Thực phẩm nhiễm độc trong quá trình chế biến và bảo quản
Các loại vi sinh vật gây hại có thể xâm nhập vào đồ ăn nếu trong quá trình chế biến cũng như bảo quản không thực hiện đúng cách. Một số loại thực phẩm bảo quản không hợp vệ sinh dễ bị ôi, thiu sẽ tạo ra chất độc gây hại cho sức khỏe.
Thực phẩm chứa chất phụ gia trái phép
Chất phụ gia là nguyên liệu được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên nhiều đơn vị sản xuất, chế biến vì chuộc lợi nên sử dụng các loại phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí những loại không được phép sử dụng trong thực phẩm để kiếm lời. Nếu ăn phải những thực phẩm này thường sẽ bị ngộ độc sau một thời gian tích tụ.
Thực phẩm bị nhiễm hóa chất
Một số loại rau, củ, quả nếu bị trồng sai nguyên tắc và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật thì sẽ bị nhiễm độc hóa chất. Những loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hay thậm chí thuốc kích thích tăng trưởng này nếu đi vào cơ thể con người sẽ gây ra ngộ độc. Chất độc của những loại hóa học này thường rất nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tính mạng.
Cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn
Vậy nếu gặp phải người bị ngộ độc thức ăn, chúng ta sẽ phải sơ cứu như sau:
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước để làm loãng và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo lập tức gây nôn bằng cách đưa ngón tay áp sát vào lưới tới cuống họng cho tới khi nôn được. Không gây nôn khi bệnh nhân đã bất tỉnh.
- Nếu không nôn được thì cho bệnh nhân uống nước than hoạt tính. Than sẽ hấp thụ chất độc ngăn không cho ngấm vào máu.
- Nếu bệnh nhân nôn được hoặc đi ngoài thì cho uống dung dịch oresol loãng. Nếu bị tiêu chảy thì không nên uống thuốc mà hãy để thải hết chất độc ra ngoài.
- Nếu trường hợp sơ cứu xong mà bệnh nhân không giảm các triệu chứng ngộ độc thì cần đưa ngay đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Bài viết trên đây đã nêu ra 5 nguyên nhân chính thường gây ra ngộ độc thực phẩm. Hãy hạn chế những tác nhân đó và nên sử dụng các loại thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo sức khỏe gia đình và người thân. Ngoài ra hãy nắm rõ các phương pháp sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm để có thể xử lý kịp thời.