Trẻ bị nghẹt mũi là tình trạng lỗ mũi của trẻ có nhiều dịch nhầy. Đây là những vật cản khiến trẻ bị khó thở. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng có thể xảy ra. Vậy trẻ bị nghẹt mũi là do đâu? Cách điều trị nào là hiệu quả nhất đối với trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp khúc mắc này.
Trẻ bị nghẹt mũi, nguyên nhân do đâu?
Nghẹt mũi là một trong những bệnh lý khiến trẻ trở lên khó chịu và quấy khóc. Nguyên nhân là do bị nghẹt mũi nên trẻ sẽ phải thở bằng miệng. Do đó trẻ sẽ gặp khó khăn trong cả khi ăn và khi ngủ. Vậy nguyên nhân trẻ nghẹt mũi là do đâu?
- Trẻ bị nghẹt mũi là do dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Bởi vì khi cảm cúm, cảm lạnh thì dấu hiệu ban đầu ở người bệnh sẽ là hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi…
- Trẻ bị nghẹt mũi cũng có thể là do bị mắc một số bệnh liên quan đến hệ hô hấp như: Viêm xoang, viêm họng, viêm amidan… Nguyên nhân gây ra những bệnh lý này là do bị các loại virus và vi khuẩn tấn công vào cơ quan hô hấp.
- Ngoài ra, dấu hiệu của nghẹt mũi cũng có thể là do trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây nghẹt mũi như: Bụi bẩn, khói thuốc, phấn hoa và kể cả là các món ăn…
- Yếu tố môi trường cũng là tác nhân khiến hệ hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng. Cơ quan phản ứng đầu tiên phải nói đến đó là mũi. Cụ thể như: Môi trường có độ ẩm thấp, thời tiết hanh khô…
- Do trẻ bị mắc dị vật trong mũi. Dị vật ở đây có thể là đồ ăn, hoặc đồ chơi của trẻ…
Như vậy, có thể thấy rằng nguyên nhân gây ra bệnh nghẹt mũi ở trẻ có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan đúng không các bạn? Vậy làm thế nào để trị bệnh nghẹt mũi, sổ mũi cho trẻ em? Phần tiếp theo chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp khúc mắc này.
Cách trị nghẹt mũi sổ mũi cho trẻ em
Trong tất cả các nguyên nhân trên thị trường hợp bị mắc dị vật bố mẹ cần phải lấy dị vật ra khỏi mũi ngay, nếu không chúng sẽ cản trở đường thở của trẻ và nguy cơ cao sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Còn những trường hợp khác chúng ta sẽ lựa chọn một trong các cách điều trị sau:
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Khi nhỏ nước muối sinh lý vào mũi chúng sẽ có tác dụng làm mềm niêm mạc mũi, đồng thời sẽ sẽ làm cho dịch mũi bị đẩy ra ngoài. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng làm sạch mũi đồng thời loại bỏ vi khuẩn. Để phát huy tối đa tác dụng của nước muối các mẹ nên nhỏ liên tục trong 4 ngày liền. Đồng thời mỗi ngày cần phải nhỏ từ 3-5 lần.
Dùng bóng để hút mũi cho trẻ.
Sử dụng bóng hút mũi thì thường chúng ta chỉ sử dụng trong trường hợp dịch mũi ở dạng lỏng. Bởi nếu chúng đã vón cục thì khả năng này không khả thi. Tuy nhiên, khi sử dụng bóng hút mũi các mẹ cũng nên sử dụng thêm nước muối sinh lý để làm loãng dịch mũi. Làm như vậy thì mới loại bỏ hoàn toàn được dịch mũi.
Massage cánh mũi
Bạn đã bao giờ áp dụng biện pháp này cho trẻ chưa? Nếu chưa hãy làm và cảm nhận tính hiệu quá của chúng nhé. Bạn chỉ cần dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ chà nhẹ nhàng vào phần 2 cánh mũi là được. Chắc chắn đường thở của trẻ sẽ được lưu thông dễ dàng hơn rất nhiều.
Xông hơi cho mũi.
Trong trường hợp trẻ bị cảm lạnh thì việc xông hơi sẽ có tác dụng rất tốt cho bé. Cụ thể mũi sẽ được làm ấm, dịch nhầy trong mũi loãng ra đồng thời còn giảm cả triệu chứng ho ở trẻ. Tuy nhiên, khi xông chúng ta nên kiểm tra độ nóng của nước để tránh trường hợp trẻ bị bỏng.
Khi ngủ nên kê cao gối cho trẻ.
Mục đích của việc kê cao gối là giúp đường thở của trẻ được thông thoáng. Việc làm này sẽ giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn và tránh được trường hợp trẻ thiếu ngủ dẫn tới quấy khóc.
Sử dụng máy phun hơi sương để giữ ẩm không khí.
Đây là giải pháp giúp cho không khí mùa đông được đảm bảo độ ẩm tốt cho hệ hô hấp của trẻ. Bởi nếu không khí quá khô sẽ khiến các lớp niêm mạc mũi của trẻ cũng bị khô theo. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị khụt khịt, chảy nước mũi.
Theo các bạn thì tất cả những giải pháp trên thì bạn có thể áp dụng được cách làm nào cho con em mình? Theo chúng tôi phán đoán thì bạn có thể làm được tất cả đúng không nào? Vì chúng hoàn toàn dễ làm đặc biệt là an toàn đối với trẻ.