Ho là tình trạng khá phổ biến xảy ra ở trẻ nhỏ. Thực tế, ho ở trẻ cũng không khác so với tình trạng ho của người lớn. Tuy nhiên, do sức đề kháng của trẻ yếu nên kéo theo nhiều bệnh lý nền khác. Ví dụ như: Ho có đờm, ho bị sổ mũi, ho bị nôn… Vậy nguyên nhân ho ở trẻ là gì? Cách điều như thế nào sẽ hiệu quả?… Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm đáp án cho câu hỏi trên các bạn nhé.
Những nguyên nhân gây ho ở trẻ là gì?
Ho ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan tác động. Để giúp các ông bố bà mẹ xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, chúng tôi sẽ chi tiết hóa các nguyên nhân cụ thể như sau:
Do trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
Theo như phân tích của các nhà khoa học thì nguyên nhân chính gây ho cho trẻ là do đường hô hấp bị nhiễm khuẩn. Cụ thể thì nhiễm khuẩn đường hô hấp có 3 kiểu là: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và viêm xoang.
Do bị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là triệu chứng chảy nước mũi, ngứa họng và ho kéo dài… Nguyên nhân có thể do người bệnh dị ứng với phấn hoa, thực phẩm, bụi nhà, lông súc vật… Loại bệnh này ngoài việc sử dụng thuốc thì chúng ta nên tránh cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh.
Do trẻ bị hen phế quản
Hen phế quản xảy ra tình trạng trẻ bị co thắt các nhánh phế quản gây khó thở. Kèm theo đó có cả tình trạng ho và thở khò khè khiến trẻ rất khó chịu. Nguyên nhân chính gây bệnh hen một phần do cơ địa, phần khác là do hệ hô hấp bị nhiễm khuẩn.
Bị trào ngược dạ dày
Là hiện tượng thức ăn và dịch vị ở dạ dày có hiện tượng trào ngược lên họng và là nguyên nhân gây ho ở trẻ. Bởi trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên việc trào ngược này rất dễ xảy ra. Hiện tượng ho, nôn sẽ khiến trẻ đắng miệng, gây cảm giác nóng ở thực quản. Lâu ngày sẽ khiến vùng họng bị tổn thương do thức ăn đọng lại và bị nhiễm khuẩn.
Do bị ho gà
Tình trạng ho kéo dài thành tràng, kèm theo dấu hiệu bị sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi…là dấu hiệu của bệnh ho gà. Đây là một căn bệnh có tính truyền nhiễm khá cao. Tuy nhiên, hiện nay đã có vắc xin để phòng bệnh.
Do trẻ bị mắc dị vật ở đường hô hấp
Thường tình trạng trẻ bị mắc dị vật là hiện tượng thức ăn hoặc các vật thể lạ không xuống thực quản và đi vào khí quản gây ra tình trạng sặc, ho ở trẻ. Trong trường hợp này chỉ có một cách duy nhất đó là tìm cách để dị vật về đúng vị trí. Nếu nặng thì cần phải cấp cứu để làm thông thoáng đường thở cho trẻ.
Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ còn bị ho bởi nhiều yếu tố bên ngoài khác. Cụ thể như môi trường bị ô nhiễm như: Bụi bẩn, khói thuốc lá hay do thời tiết quá lạnh… Chình vì vậy mà môi trường sống rất quan trọng đối với hệ hô hấp của trẻ.
Cách điều trị bệnh ho hiệu quả cho trẻ.
Thường thì các ông bố bà mẹ sẽ mất bình tĩnh và lo sợ khi trẻ có các dấu hiệu bị ho. Tuy nhiên, việc này thường mắc đến sai lầm trong việc điều trị cho con. Vậy chúng ta cần phải làm gì?
- Nếu trong trường hợp trẻ ho, có sổ mũi nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ và vẫn ăn, vẫn chơi đùa như những ngày thường thì chúng ta chỉ nên theo dõi, chú ý tới con hơn. Đặc biệt là việc giữ ấm cho cơ thể và bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng như nước cam, rau củ, quả…
- Trường hợp trẻ ho, kéo dài kèm theo nhiều đờm và tình trạng không cải thiện khi điều trị tại nhà thì tốt nhất chúng ta nên cho trẻ đến các cơ sở y tế.
- Ngoài ra, bố mẹ nên chú ý trong trường hợp trẻ ho không phải cảm lạnh thì chúng ta nên lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ. Bởi rất có thể trẻ sẽ bị mắc một số bệnh lý nền khác có liên quan đến hệ hô hấp. Tránh việc lạm dụng thuốc làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ mà lại không hiệu quả.
Hy vọng, bài viết sẽ là một tư liệu sống để ông bố, bà mẹ học để chăm sóc con mình thật tốt. Cách tốt nhất là chúng ta phòng bệnh cho trẻ hơn là chữa bệnh cho chúng đúng không nào?