1. Tác dụng của đồ uống có cồn
Sử dụng đồ uống có cồn với lượng vừa đủ có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:
1.1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong một số nghiên cứu của đại học Harvard phát hiện ra rằng sử dụng lượng đồ uống có cồn vừa phải làm tăng mức lipoprotein mật độ cao (HDL) hay còn gọi là cholesterol tốt và mức HDL cao hơn có liên quan đến việc chống lại bệnh tim.
Sử dụng đồ uống với lượng vừa phải cũng có liên quan đến độ nhạy cảm tốt hơn với insulin đến cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đông máu,… Những thay đổi như vậy sẽ có xu hướng ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông nhỏ có thể gây tắc nghẽn động mạch.
1.2. Giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người uống rượu vừa phải ít có nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức hoặc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác thấp hơn 23%.
Tác dụng này có thể giải thích là do khi sử dụng với rượu vừa phải sẽ gây căng thẳng cho các tế bào và do đó làm chúng trở nên dẻo dai hơn để đối phó với những căng thẳng lớn có thể gây ra chứng mất trí nhớ.
1.3. Giảm nguy cơ sỏi mật
Theo các nhà nghiên cứu khoa học cho thấy uống hai đơn vị rượu mỗi ngày có thể giảm ⅓ nguy cơ mắc sỏi mật. Do đó, bạn có thể sử dụng những đồ uống có cồn mỗi ngày nhưng với liều lượng vừa đủ.
1.4. Tốt cho đường ruột
Một số đồ uống có cồn khác cho thấy tác dụng với đường tiêu hóa. Chẳng hạn như bia là một thức uống lên men và nó có chứa polyphenol bao gồm acid ferulic, xanthohumol, catechin, epicatechin và proanthocyanidins có thể hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột.
2. Những điều bạn nên biết
Để hiểu rõ hơn về những đồ uống có cồn, hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!
2.1. Sự thật thú vị về đồ uống có cồn
Một đồ uống có cồn là một thức uống có chứa ethanol, một loại rượu được sản xuất bởi quá trình lên men của hạt, trái cây hoặc các thực phẩm khác giàu carbohydrate.
Những đồ uống này là một trong những loại thuốc kích thích được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và khoảng 33% tổng số người đang sử dụng đồ uống này. Đồ uống có cồn thường có nồng độ cồn từ 3% đến 50%.
2.2. Đồ uống có cồn gồm những loại nào?
Do đồ uống có cồn thường được lên men từ những thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate nên nó có thể chia thành nhiều loại, chẳng hạn như:
Bia
Bia là một loại đồ uống được lên men từ nhiều ngũ cốc. Nó thường được làm từ lúa mạch hoặc sự pha trộn của một số loại ngũ cốc và có hương vị với hoa bia.
Hầu hết bia được tạo ga tự nhiên như một phần của quá trình lên men. Nếu hỗn hợp lên men được chưng cất thì nó sẽ chuyển thành thức uống với nồng độ cồn mạnh.
Rượu vang
Rượu là một loại đồ uống lên men được sản xuất từ nho và đôi khi là các loại trái cây khác. Rượu vang bao gồm một quá trình lên men lâu hơn bia và một quá trình lão hóa kéo dài (khoảng vài tháng hoặc nhiều năm) và nó có nồng độ cồn từ 9% – 16%.
Rượu hoa quả
Đây là một thức uống lên men được làm từ các loại hoa quả nhưng chủ yếu là từ táo, lê, đào. Nồng độ rượu hoa quả thay đổi từ 1,2% đến 8,5% hoặc nồng độ cao hơn nữa.
Rượu mật ong
Đây là thức uống có cồn được làm bằng cách lên men mật ong với nước, đôi khi là các loại trái cây, gia vị, ngũ cốc hoặc hoa bia. Nồng độ của rượu mật ong có thể nằm trong khoảng từ 3% đến hơn 20%.
Rượu gạo
Đây là thức uống nổi tiếng của khu vực Đông Nam Á và được lên men từ gạo nếp, chẳng hạn như sake, huangjiu,…
3. Tác dụng không mong muốn của đồ uống có cồn
Như đã đề cập ở trên, đồ uống có cồn có thể mang đến một số lợi ích cho cơ thể nếu sử dụng sử dụng quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa là hai ky đối với nam giới.
Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều những đồ uống này, bạn có thể gặp một số rủi ro như sau:
3.1. Gây trầm trọng tình trạng bệnh gout
Bị gout có uống được rượu vang không? Bị gout có được uống bia không? Tại sao uống rượu bia lại bị gout? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều nam giới đang gặp tình trạng bệnh gout.
Thực tế, rượu bia hay những đồ uống có cồn vốn là những thức uống không tốt cho những người khỏe mạnh và những người bệnh gout lại càng không.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng những đồ uống này có thể làm nghiêm trọng tình trạng bệnh do làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Điều này có thể do những lý do sau đây:
- Suy giảm chức năng gan và thận, từ đó giảm khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
- Nó còn là một nguồn prurin. Chất này sau khi được chuyển hóa trong cơ thể tạo thành acid uric.
Trong một nghiên cứu cho biết, các đồ uống có cồn có nồng độ purin khác nhau, hàm lượng purin thấp thường có trong các loại rượu và bia thường có hàm lượng tương đối cao.
Hơn nữa, uống những đồ có chứa cồn là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bùng phát bệnh gout ở những người từ 40 tuổi trở lên.
3.2. Gây hại cho nội tạng
Rủi ro của những đồ uống có cồn là khi bạn chuyển chế độ uống từ vừa phải sang say nặng.
Uống nhiều đồ uống có cồn có thể gây hại cho ga vì gan là cơ quan chuyển hóa gần như hoàn toàn các chất trong cơ thể. Nếu gan chuyển hóa các đồ uống này, nó có thể tạo ra các chất chuyển hóa có hại cho sức khỏe như gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.
Những thức uống này cũng được chứng minh là có thể gây hại cho toàn bộ đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, ruột, dạ dày nếu sử dụng ở nồng độ cao.
Nó cũng có thể tăng huyết áp và có thể gây hại cho tim nếu uống thường xuyên với lượng nhiều. Theo khuyến cáo, việc uống nhiều đồ uống có cồn đối với nam giới tương đương với 15 ly rượu và phụ nữ tương đương với tám ly rượu.
3.3. Tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nhiều đồ uống có cồn có liên quan đến bệnh ung thư như ung thư vú, gan và ruột.
Nó kích thích sự phát triển của khối u ung thư và thúc đẩy sự tiến triển của chúng. Sử dụng những đồ uống này là một trong những nguy cơ cao hơn cho người có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
3.4. Gây tình trạng loãng xương
Đồ uống có chứa cồn có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, đặc biệt ở phụ nữ trẻ. Những người trẻ tuổi, nếu sử dụng những thức uống này thường xuyên có thể hạn chế sự phát triển khối lượng xương của cơ thể.
3.5. Ảnh hưởng đến chức năng não
Sử dụng nhiều đồ uống có chứa cồn có thể có tác động xấu đến não của người sử dụng. Điều này là do ethanol làm giảm “sự liên lạc” giữa các tế bào não, từ đó gây ra một tác động ngắn gây ra nhiều triệu chứng say rượu, thậm chí có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ tạm thời.
Những triệu chứng trên có thể xảy ra tạm thời nhưng nếu lạm dụng nó quá mức có thể gây ra suy giảm chức năng não, tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và gây co rút não ở người trung niên và lớn tuổi.
3.6. Tăng nguy cơ làm nghiêm trọng các tình trạng bệnh tim
Uống rượu vừa đủ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim trong khi uống nhiều rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh này như đột tử nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch, tổn thương cơ tim dẫn đến suy tim, đột quỵ, huyết áp cao,
4. Một số chú ý khi dùng đồ uống có cồn mà bạn nên biết
Để hạn chế những tác dụng không mong muốn, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Không trộn lẫn nhiều loại đồ uống với nhau: Khi các hỗn hợp cồn được trộn với nhau, chúng nhanh chóng được hấp thu vào cơ thể và gây tình trạng nhức đầu, khó chịu.
- Nên ăn nhẹ trước khi sử dụng đồ uống có chứa cồn: Điều này giúp hạn chế tối đa tác dụng do những đồ uống này đem lại.
- Không nên sử dụng rượu cho phụ nữ có thai và thai nhi, người nghiện rượu đang hồi phục, người bệnh gan và những người đang dùng một hoặc nhiều loại thuốc tương tác với rượu.
- Chỉ nên sử dụng những đồ uống này với lượng vừa phải, khoảng một ly nhỏ mỗi ngày để phát huy tác dụng có lợi của nó.
Chắc hẳn qua bài viết trên bạn có thể đưa ra lựa chọn có nên sử dụng những đồ uống có cồn hay không. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn và gia đình.
Đối với những người đang gặp các tình trạng bệnh như bệnh gout, bạn không nên sử dụng những đồ uống này mà thay thế bằng những thức uống từ hoa quả rau củ hoặc những thực phẩm chức năng giúp cải thiện tình trạng bệnh.