Bệnh viêm tai giữa là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy vì sao lại như vậy? Làm thế nào để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ em? Tìm hiểu bài viết này chắc chắn các bạn sẽ tìm ra được giải pháp cho con em mình.
Những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ.
Thực chất mầm mống của bệnh viêm tai giữa là do virus và vi khuẩn gây ra. Đối với trẻ em thì nhân tố gây bệnh có khá nhiều. Cụ thể như:
- Do biến chứng của những căn bệnh có liên quan đến đường hô hấp. Cụ thể như bệnh: Viêm amidan, viêm họng, viêm mũi cấp… Những căn bệnh này đều không được điều trị dứt điểm và có diễn biến nặng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho virus và vi khuẩn lan xuống bộ phận tai giữa.
- Một phần cũng có thể là do hệ thống các niêm mạc trong hệ hô hấp của trẻ nhạy cảm và chưa ổn định. Chính vì vậy mới xảy ra tình trạng ứ đọng dịch trong tai và xảy ra tình trạng viêm tai giữa ở trẻ.
- Ngoài ra còn có rất nhiều các yếu tố khách quan khác gây bệnh cho trẻ. Một trong những nhân tố đó phải nói đến đó là vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào cơ thể trẻ bất cứ lúc nào. Chỉ cần chúng xâm nhập vào ở một cơ quan, 1 bộ phận sau đó trên cơ thể thì sau đó chúng có thể phát triển và lây lan sang các bộ phận khác kể cả là tai giữa.
- Đối với những đứa trẻ hiếu động thì không thể tránh việc khi tắm trẻ ngụp, lặn dưới nước. Đặc biệt là những vùng nước ao, hồ, sông, suối không đảm bảo vệ sinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ.
Cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Từ những nguyên nhân trên chúng ta có thể thấy rằng, trẻ là một đối tượng mà bệnh viêm tai giữa có thể tấn công bất cứ lúc nào. Vậy làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này cho trẻ?
- Đối với trẻ vẫn đang còn bú sữa mẹ thì tốt nhất là chúng ta vẫn nên duy trì. Bởi trong sữa mẹ có nhiều dưỡng chất và chúng có thể nâng cao hệ thống miễn dịch trong quá trình trẻ. Ngoài ra đối với trẻ đang bị viêm tai giữa việc bú sữa mẹ sẽ đồng nghĩa với việc trẻ sẽ hạn chế được nguy cơ bị tiêu chảy và biến chứng có thể xảy ra.
- Ngoài ra, tư thế ăn của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị bệnh viêm tai giữa. Bởi chẳng may phần thức ăn bị chảy ngược lại bộ phận hô hấp và chúng tích tụ lại khiến cho vi khuẩn có điều kiện để phát triển. Tốt nhất chúng ta nên cho trẻ ăn ở tư thế ngồi hoặc đứng.
- Thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ. Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ, rửa là một trong những giải pháp tốt giúp cho tai, mũi, họng luôn ở trạng thái sạch sẽ.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, cụ thể là cho trẻ ăn những thực phẩm giàu dưỡng chất và Vitamin như: Các loại rau, củ, quả tươi…Chúng là “động lực” để giúp trẻ có thể tránh xa được bệnh tật.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, kể cả những đồ chơi chưa đảm bảo vệ sinh. Bởi đây cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ bị vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh. Cụ thể như những bệnh có liên quan đến hệ hô hấp. Bởi trẻ có thể bị nhiễm virus, vi khuẩn bất cứ lúc nào.
- Giải pháp an toàn nhất đó là nên tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm tai giữa từ lúc trẻ còn nhỏ. Bởi chúng là độ tuổi có sức đề kháng yếu nên giải pháp này có lẽ là an toàn và phù hợp nhất.
Kết luận
Mong rằng với những chia sẻ ở trên có thể giúp các bậc phụ huynh có hướng phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em. Đúng như câu nói của các cụ vì “trẻ em là búp trên cành” đúng không nào? Hy vọng các ông bố, bà mẹ sẽ mang đến những gì tốt đẹp nhất cho con em mình. Điều đặc biệt hơn cả đó là giúp con tránh xa được bệnh viên các bạn nhé.